Cây thuốc quanh ta hôm nay

Hoắc hương - thanh nhiệt, sát khuẩn

Hoắc hương, tên khoa học là Poyostemon cablin (Bl) Benth. Bộ phận dùng làm Thu*c của hoắc hương là cả cây, nhất là lá, thu hái khi trời khô ráo, loại bỏ lá sâu hay lá già úa,
hoắc hương, tên khoa học là Poyostemon cablin (Bl) Benth. Bộ phận dùng làm Thu*c của hoắc hương là cả cây, nhất là lá, thu hái khi trời khô ráo, loại bỏ lá sâu hay lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hay sấy ở nhiệt độ 40-45oC đến khô. Có thể cất tinh dầu từ lá tươi để dùng.

Theo đông y, lá hoắc hương có vị cay, the, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng giải cảm, sát khuẩn, chống nôn, giảm đau.

Tuệ Tĩnh đã dùng hoắc hương 8g, phối hợp với trần bì 8g, gừng sống 3 lát, sắc uống chữa đau bụng, nôn mửa, ợ hơi, tiêu hóa kém.

Hải Thượng Lãn Ông đã dùng bài Thu*c "hoắc hương bách giải hoàn" để phòng và điều trị bệnh sốt rét, đau bụng, thổ tả, cảm nóng bệnh gồm hoắc hương 120g, hương phụ 100g, lá sung 120g, nam mộc hương 120g, ngũ gia bì 80g, lá gắm 80g, long đởm thảo 40g, bách thảo sương 40g, hạt cau 40g, thương truật 40g, can khương 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột, ray mịn, trộn với nước đậu xanh quấy thành hồ làm viên bằng đầu ngón tay. Mỗi lần uống 3-5 viên với nước sắc gừng và hành để trị sốt rét cơn, cảm nóng lạnh; với nước cơm trị tiêu chảy; uống với nước đun sôi để nguội trị đau bụng, thổ tả.

Bột "hoắc hương chính khí" chữa cảm mạo, sốt, ăn không tiêu, đau bụng gồm: hoắc hương 15g, lá tía tô 10g, thương truật 8g, trần bì 5g, cam thảo 3g, đại táo 4 quả, phục linh 6g, hậu phác 3g. Người lớn uống mỗi lần 8-10g, ngày 2-5 lần. Trẻ em dưới 1 tuổi không được dùng; 2-3 tuổi, mỗi lần 2g; 4-7 tuổi mỗi lần 3g; 8-10 tuổi mỗi lần 4g.

Viên "Thiên kim bất hoán hoàn" chữa sốt rét, cảm cúm, đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy. hoắc hương cả cành lá; hậu phác tẩm nước gừng một đêm (sao); thương truật tẩm nước gạo một đêm (sao); hương phụ tẩm muối, dấm, rượu đồng tiện (sao); bán hạ ngâm nước gừng một ngày đêm (sao); trần bì, thanh bì, bỏ lớp trắng ở trong (sao); thảo quả nước bỏ vỏ; hạt cau, cam thảo. Các vị đều bằng nhau, tán nhỏ luyện với hồ, viên bằng ngón tay út, mỗi lần uống 3 viên với nước sắc gừng.

Kinh nghiệm dân gian dùng hoắc hương trong những trường hợp sau:

Chữa ăn không tiêu, sôi bụng, đau bụng: hoắc hương 12g, thạch xương bồ 12g, hoa đại 12g, vỏ bưởi đào (sao cháy) 6g. Tất cả tán thành bột trộn đều. Mỗi lần uống 2g với nước chè nóng trước bữa ăn nửa giờ. Ngày uống 3 lần.

Chữa tiêu chảy: hoắc hương 12g; nụ sim 8g, sao; đậu ván trắng 8g; sa nhân 8g, mộc hương 8g, cát căn 12g; cam thảo 4g; vỏ rộp ổi 8g; gừng nướng 3 lát. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa cảm, sốt, ho, đau nhức: hoắc hương 6g, tía tô 6g, hương nhu 6g, lá chanh 8g, cam thảo đất 8g, chua me đất 10g, gừng 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa thổ tả: hoắc hương, hậu phác, cam thảo, sa nhân, mộc hương, thương truật, trần bì, các vị lượng bằng nhau, sắc nước uống.

Chữa phát ban: hoắc hương, hậu phác, trần bì, bồ bồ (nướng), mỗi vị 50g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần uống nửa thìa cà phê.

TTƯT.DSCKII. Đỗ Huy Bích

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hoac-huong-thanh-nhiet-sat-khuan-20950.html)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Theo Đông y, rễ chùm (củ) của cỏ cú để điều chế vị Thu*c được gọi là hương phụ có vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình...Cỏ cú còn gọi là cỏ gấu, củ gấu, củ gấu biển, củ gấu vườn, hải dương phụ, họ Cói, là loài cỏ sống lâu niên cao 20 - 30 cm. Theo Đông y, rễ chùm (củ) của cỏ cú để điều chế vị Thu*c được gọi là hương phụ có vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình...
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY