Đại lễ dâng y Kathina tổ chức tại chùa Hoằng Ân lần này do ông Thapana Sirivadhanabhakdi, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Thai Beverage, đại diện Hoàng gia Thái Lan, đi dâng cúng dường.
Chứng minh buổi lễ có sự hiện diện của: Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch thường trực HĐTS GHPGVN; Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban thông tin truyền thông TƯ GHPGVN; Hòa thượng Thích Thanh Nhã – Chánh Văn phòng HĐCM, Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó trưởng ban thường trực Ban nghi lễ TƯ GHPGVN; Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế TƯ GHPGVN; Hòa thượng Thích Thanh Điện – Phó tổng thư ký, Chánh văn phòng TƯ khu vực phía Bắc; Đại đức Thích Đạo Minh – Trụ trì chùa Quảng Bá cùng chư Tôn đức Tăng bản tự. Đại diện Bộ Ngoại giao, Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội hữu nghị Việt Nam-Thái Lan, các tăng, ni, phật tử khu vực Hà Nội.
Về phía Thái Lan có Phái đoàn Hoàng gia Thái Lan; đại diện Bộ Ngoại giao Thái Lan; cán bộ Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh; một số doanh nghiệp Thái Lan và người dân Thái Lan sinh sống, học tập, làm việc tại Việt Nam.
Chùa Hoằng Ân là địa điểm mang nhiều ý nghĩa trong quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam bởi đây là nơi lưu di cốt của Hòa thượng Bình Lương, vị sư từng đảm nhiệm vai trò trụ trì ngôi chùa Lokanukoh ở Thái Lan, hay còn gọi là chùa Từ Tế vào những năm 20 của thế kỷ 19. Nhà chùa đã cho phép bà con người Việt sinh sống tại Thái Lan và bà con sơ tán sang Thái Lan lánh nạn do chiến tranh được nghỉ lại chùa trong quá trình điều trị tại bệnh viện. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người được nghỉ tại chùa Từ Tế.
Ông Thapana Sirivadhanabhakdi- Chủ tịch Tập đoàn ThaiBev, được ủy nhiệm của Hoàng gia Thái Lan, chủ trì lễ dâng Y Kathina.
Đại diện Hoàng gia Thái Lan cũng dâng tịnh tài cúng dường xây dựng chùa Hoằng Ân từ Đức vua Thái Lan, Bộ Ngoại giao Thái Lan, Phật tử trong ngày Đại lễ. Tăng, ni, phật tử chùa Hoằng Ân đã thực hiện khóa lễ chúc phúc đến toàn thể phái đoàn Hoàng gia.
Hàng năm, Chính phủ Hoàng gia Thái Lan gửi áo cà sa dâng tặng lên các bậc cao tăng và Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn Phra Vajiraklaochaoyuhua cúng dường các vật dụng lên chùa tại các nước châu Á và các châu lục khác.
Lễ dâng y Kathina là nghi lễ có truyền thống lâu đời, có ý nghĩa tốt đẹp của Phật giáo Nam Tông, được thực hiện hàng năm sau 3 tháng an cư, kiết hạ của những người tu hành. Tại Việt Nam, đây là lần thứ 15 Đại lễ dâng y Kathina diễn ra và là lần đầu tiên nghi lễ được tổ chức tại một ngôi chùa Bắc tông ở miền Bắc Việt Nam..
Điều này phản ánh mối quan hệ tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân hai nước, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam trên tất cả các bình diện trong thời gian tới.
Chùa Hoằng Ân là địa danh mang nhiều ý nghĩa trong quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam. Nơi đây đã lưu di cốt của Hòa thượng Bình Lương, vị sư từng đảm nhiệm vai trò trụ trì ngôi chùa Lokanukoh hay còn gọi là chùa Từ Tế vào thập niên 20 của thế kỷ 19.
Nhà chùa đã cho phép bà con người Việt sinh sống tại Thái Lan và bà con sơ tán sang Thái Lan lánh nạn do chiến tranh được nghỉ lại chùa trong quá trình điều trị bệnh tại Bệnh viện Sirirat. Một trong số những người Việt từng ở tại chùa chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong thời gian này, Hòa thượng Bình Lương còn tham gia vào kế hoạch giải phóng dân tộc Việt Nam cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau đó, Hòa thượng Bình Lương được phong giữ chức Trưởng Việt Tông tại Thái Lan đời thứ 8. Khi lâm bệnh, vị Tăng trưởng trên đã trở về Việt Nam và viên tịch tại Hà Nội vào năm 1966.
Ảnh: VOV
Chủ đề liên quan:
Chùa Hoằng Ân cúng dường cúng dường Chư Tăng dâng Y Kathina hoàng gia hoàng gia Thái Lan Hoàng gia Thái Lan dâng Y Phật sự online thái lan Tin tức Phật sự mới nhất