Sức khỏe hôm nay

Hội chứng đau vai gáy, bàn tay, ngón tay

Đau vai gáy, bàn tay và ngón tay là hội chứng gồm nhiều triệu chứng khác nhau gặp nhiều ở người cao tuổi (NCT). Việc phát hiện sớm để điều trị và ngăn ngừa là rất cần thiết.
Đau vai gáy, bàn tay và ngón tay là hội chứng gồm nhiều triệu chứng khác nhau gặp nhiều ở người cao tuổi (NCT). Việc phát hiện sớm để điều trị và ngăn ngừa là rất cần thiết.

Nguyên nhân và biểu hiện của hội chứng

Hội chứng đau vai gáy, bàn tay, ngón tay có liên quan mật thiết với hiện tượng rối loạn vận mạch và thần kinh cánh tay.

Hệ thống vận mạch của chi trên chạy từ nách xuống tận cùng các đầu ngón tay và tập trung chủ yếu là vùng nách và lòng bàn tay. Khi hệ thống này bị rối loạn do xơ cứng mạch máu, tắc mạch hoặc bán tắc mạch máu làm cho máu khó lưu thông sẽ gây nên hiện tượng phù nề, nhất là vùng nách và gan bàn tay - nơi tập trung nhiều mao mạch nhất.

Ngoài ra, các rễ thần kinh xuất phát từ các khe khớp của đốt sống cổ, nếu bị chấn thương (hoặc do thoái hóa đốt sống cổ hoặc do chấn thương cơ học hoặc cả hai) cũng làm rối loạn cảm giác và gây nên hội chứng tê bì vai gáy, bàn tay, ngón tay.

Điển hình của hội chứng vai gáy, bàn tay, ngón tay là đau và tê bì. Khớp vai đau nhiều ở giai đoạn đầu, đau nhức buốt nhưng cơn đau ngắn. Khi bệnh đã kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng thì cơn đau kéo dài lâu hơn nhất là khi khớp vai đã bị xơ hóa, cứng khớp làm hạn chế vận động hoặc vận động rất khó khăn.

Bàn tay và ngón tay có thể bị sưng nề do máu không lưu thông được. Sưng nề xảy ra ở mu bàn tay và các khớp bàn tay và khớp ngón tay. Phát hiện sưng nề có thể nhìn thấy mu bàn tay sưng lên, mất hết các nếp nhăn (thấy rõ ở NCT do tế bào da của họ đã và đang bị thoái hóa).

Phát hiện sưng nề của mu bàn tay cũng có thể dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào mu bàn tay mà phía dưới chỗ ấn có nền xương cứng sẽ thấy da bị lõm. Lõm nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ sưng nề của từng người bệnh. Người bệnh cũng luôn có cảm giác bàn tay hơi nặng và nhất là đau tự nhiên hoặc khi cử động.

Hội chứng vai gáy, bàn tay, ngón tay còn biểu hiện tê bì, rõ rệt nhất là các ngón tay, đặc biệt là ngón tay trỏ, ngón giữa. Hội chứng này nếu không phát hiện sớm và điều trị sớm, tích cực thì hậu quả có thể gây cứng khớp, dính dây chằng gây đau đớn mỗi khi vận động và cũng có thể gây tàn phế. Ngoài ra, hội chứng nếu bị tổn thương thần kinh cảm giác thì sẽ gây nên đau buốt và rối loạn cảm giác, nhất là rối loạn cảm giác các ngón tay hoặc da bị teo và xuất hiện hiện tượng thay đổi sắc tố da.

Nguyên tắc điều trị

Khi nghi mắc hội chứng nên đi khám càng sớm càng tốt, nhất là khám chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán, điều trị và tư vấn kịp thời. Hàng ngày nên tập luyện vận động các khớp vai, bàn tay, ngón tay. Cần tập các động tác giơ cao cánh tay lên quá đầu, làm như vậy nhiều lần trong mỗi lần tập và trong ngày nên lặp lại vài ba lần tập. Làm như vậy mục đích chính là để cho máu dễ dàng lưu thông về tim, tránh ứ đọng ở chi, đặc biệt là nách và gan bàn tay gây chèn ép, phù nề. Người bệnh cũng nên tập động tác quay cánh tay, nên quay nhẹ nhàng không nóng vội, lần đầu tập nên quay một số vòng để thích ứng dần dần, sau đó quay tăng dần số vòng lên. Mỗi một ngày nên tập như vậy vài ba lần, mỗi lần khoảng 10 phút.

Để tránh hiện tượng phù nề, người bệnh có thể dùng một số loại băng chun y tế quấn các ngón tay hoặc bàn tay mục đích ép nhẹ nhàng cho máu lưu thông, không được quấn băng chun chặt quá sẽ phản tác dụng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tự xoa bóp các khớp ngón bàn tay, ngón tay hoặc được sự hỗ trợ của điều dưỡng viên hoặc người nhà để xoa bóp khớp vai cũng như các khớp bàn tay, ngón tay.

Vấn đề dinh dưỡng cũng như thoải mái tinh thần là rất cần thiết. Người bệnh cần ăn uống đủ chất, hoa quả, rau để tăng cường các loại sinh tố. Cũng nên ăn cá, nhất là các loại cá nhỏ được nấu nhừ để NCT có thể ăn được cả nạc lẫn xương làm tăng lượng canxi trong mỗi bữa ăn.

Việc tập luyện cũng như dinh dưỡng hợp lý đối với những NCT chưa bị hội chứng đau vai gáy, bàn tay, ngón tay cũng rất cần thiết, bởi vì với NCT sức đề kháng cũng như mọi chức năng của cơ thể đang ngày một xuống cấp. Tập vận động cánh tay, khớp vai, bàn tay, ngón tay cũng như tập vận động đốt sống cổ một cách đều đặn hàng ngày cũng có thể tránh không mắc phải hoặc hạn chế hội chứng đau vai gáy, bàn tay, ngón tay ở mọi NCT.

PGS.TS. BÙI MAI HƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hoi-chung-dau-vai-gay-ban-tay-ngon-tay-5057.html)

Chủ đề liên quan:

bàn tay đau vai hội chứng ngón tay

Tin cùng nội dung

  • Em hỏi BS điều trị có kiêng ăn mặn không thì BS nói không cần, bảo bệnh của em không sao, nhưng em vẫn thấy lo.
  • Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với biểu hiện chủ yếu ở đại tràng.
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Luyện tập ngón tay sau khi bị thương sẽ giúp ngón tay mạnh hơn và cử động dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên bắt đầu luyện tập sau khi được bác sĩ cho phép.
  • Tôi xin giới thiệu đến anh chị cùng tìm hiểu Nguyên nhân và các bài tập vận động chống đau vai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY