Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Hơn 36.000 lao động ở những nước có dịch COVID-19 đang làm việc tại Việt Nam

Tính đến chiều 3.3, thống kê cho thấy có 36.720 lao động của những nước đang có dịch COVID-19 như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia… đang làm việc tại Việt Nam.

Bộ LĐTB-XH vừa có báo cáo cập nhật tình hình lao động, việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Theo báo cáo, có 36.720 lao động của những nước đang có dịch COVID-19 như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia… đang làm việc tại Việt Nam.

Trong đó, tổng số lao động Trung Quốc hiện đang làm việc tại Việt Nam là 15.310 người. Các địa phương đang thực hiện cách ly, theo dõi 2.615 lao động Trung Quốc. So với 1 tuần trước đó, số lượng lao động Trung Quốc bị cách ly đã giảm nhiều (khoảng 7.800 lao động). Nguyên nhân là lao động cách ly đã qua 14 ngày và được các cơ sở y tế kiểm tra theo đúng quy định phòng chống COVID-19.

Về lao động Hàn Quốc tại Việt Nam, Bộ LĐTB-XH cho biết có 27.347 lao động Hàn Quốc đang làm việc tại địa phương. Trong đó, có 3.766 lao động về nước chưa quay lại làm việc. Một số tỉnh, thành phố tiếp nhận nhiều lao động Hàn Quốc làm việc và sinh sống như: Hà Nội, TP.HCM, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nam.

Đối với số lượng lao động Nhật Bản làm việc tại Việt Nam, tính đến cuối tháng 2, cả nước đang tiếp nhận 7.553 người lao động người Nhật Bản làm việc. Trong đó, Việt Nam đã cấp giấy phép lao động cho 6.887 người, cấp xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho 648 người, số còn lại đang làm thủ tục hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

Còn đối với lao động Italy, theo báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, tại thời điểm cuối tháng 2 có 284 người lao động người Italy làm việc tại Việt Nam; trong đó đã cấp giấy phép lao động cho 277 người, cấp xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho 7 người.

Bộ LĐTB-XH cho biết đã chỉ đạo việc xây dựng phương án tiếp nhận lao động là người Trung Quốc quay trở lại Việt Nam làm việc theo hướng chọn lọc, trình tự chặt chẽ. Đặc biệt, công tác tiếp nhận sẽ có lộ trình đối với một số chuyên gia, lao động tại một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của công việc. Tất cả các trường hợp lao động quay trở lại làm việc đều phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế về việc kiểm tra sức khỏe, cách ly.

Tuyết Nhung

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/hon-36000-lao-dong-o-nhung-nuoc-co-dich-covid-19-dang-lam-viec-tai-viet-nam-133255.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Viện nghiên cứu về căng thẳng của Mỹ, 8 trên 10 người Mỹ chịu đựng những căng thẳng liên quan đến công việc.
  • TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng cho biết: bệnh trĩ ở nước ta phổ biến đến mức dân gian có câu: thập nhân cửu trĩ tức mười người thì chín người bị trĩ.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Chào Mangyte, người bị viêm loét dạ dày tá tràng có lên lao động về đêm được không?
  • Chào Mangyte, xin cho em được hỏi các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TPHCM làm việc trở lại từ ngày bao nhiêu vậy? Vui lòng cho tôi địa chỉ và SĐT của một số bệnh viện để tôi tiện liên lạc ạ. Xin cảm ơn BS. (Kim Thoa - TPHCM),
  • Mình sắp đi làm việc tại Singapore, phía tuyển dụng có yêu cầu mình khám sức khỏe tổng quát theo mẫu Medical Examination Form. Vậy ở bệnh viện Nhân dân Gia Định có khám tổng quát theo dạng này không? (Mộc Linh – Đồng Nai)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY