Không chỉ nổi tiếng với kênh youtube chuyên về làm đẹp sở hữu hơn 1 triệu người theo dõi, còn rất được lòng hội mẹ bỉm sữa nhờ sự thông thái và những kiến thức mới mẻ mà cô nàng chia sẻ.
Sinh bé bơ ở tuổi 28, bà mẹ trẻ trung, hiện đại này cảm thấy may mắn khi hành trình chăm con luôn có ông xã bên cạnh. thế nhưng, như bao bà mẹ lần đầu nuôi con, cũng có 1001 thắc mắc và lo lắng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe non nớt của con yêu.
Khi có con, mọi mối quan tâm trước kia giờ như bị đảo ngược 180 độ. từ những cô nàng thời thượng nhanh nhạy trước xu hướng thời trang, làm đẹp, giờ đây, các bà mẹ bỗng "siêu anh hùng", luôn "bắt sóng ngay" những tín hiệu nguy hiểm có thể xảy ra với bé yêu. lịch trình dày đặc cho công việc, hẹn hò hay mua sắm cho bản thân được thay đổi bằng việc tìm hiểu bỉm nào chống hăm, sữa nào tốt nhất, thực đơn ăn dặm… và đặc biệt không thể quên lịch tiêm chủng cho bé trong ít nhất 2 năm đầu đời.
Từ lúc mới ra đời, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ giúp sản sinh hệ miễn dịch chủ động, chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. những mũi tiêm đầu đời của trẻ cực kì quan trọng, nhất là từ khi trẻ được 6 tuần tuổi đến 2 năm đầu – thời gian hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt. trong vlog gần đây, đã có những chia sẻ thực tế khi tìm hiểu lịch trình tiêm chủng đầy đủ cho bơ, và cả những lo lắng của 2 vợ chồng khi chuẩn bị đến những mũi tiêm mới.
Bơ đi tiêm & những mũi tiêm cần có cho em bé ❤️ trinh pham family
Trên thực tế, tiêm chủng vắc xin là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cũng như khả năng Tu vong của những căn bệnh này. Khoảng 85% - 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Nhờ có vắc xin, hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2 đến 3 triệu trẻ em do bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc tiêm chủng cho trẻ ngay từ sớm là việc cha mẹ cần quan tâm và theo dõi.
Chuyện đi tiêm chủng cho con nghe có vẻ đương nhiên nhưng không chắc cha mẹ nào cũng nắm rõ. chia sẻ bí quyết với các mẹ bỉm: "cách hữu hiệu nhất là đặt sẵn lịch hẹn trong điện thoại cả hai vợ chồng. đồng thời, hai vợ chồng cũng đăng ký gói tiêm cả năm cho bé bơ và trung tâm tiêm chủng sẽ gửi tin nhắn thông báo khi gần đến ngày tiêm mới".
Trong quá trình chuẩn bị và di chuyển đến trung tâm tiêm chủng, trinh cũng thêm những thông tin từ bác sĩ: "ngay từ khi chào đời, trẻ đã tiếp xúc với môi trường và thế giới bên ngoài; trong khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm các bệnh như ho gà, bạch hầu, bại liệt, viêm màng não mủ (hib), tiêu chảy (vi rút rota), mà đặc biệt là các bệnh nhiễm do vi khuẩn phế cầu gây nên".
Lo lắng trước những nguy hiểm luôn rình rập em bé của mình, và ông xã thành trần đã có những tìm hiểu và nghiên cứu cụ thể về tên vi khuẩn phế cầu đáng ghét. theo đó, vi khuẩn phế cầu (streptococcus pneumoniae) thường cư trú vùng mũi họng của cả người khoẻ mạnh. chúng được biết đến là nguyên nhân phổ biến nhất gây các bệnh nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm màng não và đặc biệt là viêm tai giữa (nhiễm trùng tai giữa) ở trẻ nhỏ. triệu chứng ban đầu của những căn bệnh này thường dễ bị nhầm lẫn với cảm, sốt thông thường dẫn đến điều trị sai cách, khiến bệnh trở nặng và gây những biến chứng đặc biệt nguy hiểm, thậm chí là Tu vong.
Trên thế giới, trung bình cứ 20 giây lại có trẻ em Tu vong do bệnh viêm phổi. Tại Việt Nam, bệnh viêm phổi cướp đi mạng sống của 4.000 trẻ em trong tổng số 29 triệu ca mắc. Với bệnh viêm màng não, tỷ lệ Tu vong ở trẻ em tại các quốc gia phát triển như Châu Á, Châu Phi lên đến hơn 50%. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại những di chứng về thần kinh, chậm phát triển trí tuệ, điếc, mù, liệt cho trẻ nhỏ. Còn đối với bệnh nhiễm trùng máu, tỷ lệ Tu vong của bệnh do phế cầu khuẩn ở trẻ là 20%. Và đặc biệt, căn bệnh viêm tai giữa nghe rất quen thuộc nhưng có lẽ các mẹ đang xem nhẹ lại có hơn 350 triệu trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh hằng năm.
"những căn bệnh gây ra bởi phế cầu khuẩn lây lan qua đường không khí và thông qua việc tiếp xúc, va chạm với người bị bệnh qua các hành động như hắt hơi, ho, hôn, hoặc trẻ em chơi chung đồ chơi, tiếp xúc với những người khỏe mạnh có mang vi khuẩn phế cầu trong người." - những chia sẻ đáng lưu tâm từ chắc hẳn khiến các bậc cha mẹ ngay lập tức đề cao cảnh giác và hành động bảo vệ con yêu khỏi tên ác nhân đáng sợ gây bao bệnh nguy hiểm – vi khuẩn phế cầu.
Trinh phạm nhất trí: "ngoài việc tăng cường sức đảm bảo trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu đời, bữa ăn của trẻ luôn cân bằng dinh dưỡng, vệ sinh an toàn và điều quan trọng nhất là phải thực hiện tiêm chủng đầy đủ, sớm nhất cho trẻ." tiêm ngừa vắc – xin chính là cách phòng ngừa và giúp giảm thiểu các tác hại của các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra cho trẻ nhỏ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm chủng được xem là biện pháp chủ động, tiết kiệm và có tầm ảnh hưởng quan trọng giúp giảm số ca bệnh mới do nhiễm phế cầu khuẩn. Vì vậy, để bảo vệ trẻ trước nguy cơ nhiễm những bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn, cha mẹ nên xin tư vấn từ các chuyên gia, bác sĩ để được hướng dẫn và lên lịch tiêm ngừa vắc-xin cho trẻ từ sớm nhé!
Các bệnh Viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm tai giữa tuy rất nguy hiểm và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa. Hãy hỏi bác sĩ để bảo vệ con bạn khỏi kẻ xấu đáng gờm này nhé!
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể tìm hiểu thêm thông tin và cách phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra trên website https://5anhemnhasieu.com
Chủ đề liên quan:
chia sẻ cho con đầu đời dễ dàng đề kháng giải pháp lần đầu trinh phạm trở thành xây dựng