Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hướng dẫn chăm sóc mẹ sau sinh đúng cách

Sau khi sinh con cơ thể người mẹ còn nhiều mệt mỏi, thể trạng chưa thể ổn định trở lại vậy nên họ cần được chăm sóc

Cùng với đó họ cần được bồi dưỡng đầy đủ thực phẩm dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe nuôi con.

Và trên thực tế, vấn đề chăm sóc phụ nữ sau sinh đang là câu chuyện gây nhiều tranh cãi khi xuất hiện những quan điểm xưa cũ, không khoa học của những người đi trước truyền lại.

Với mục đích giúp các mẹ cũng như người thân trong gia đình sản phụ bớt căng thẳng, lo lắng trong vấn đề chăm sóc phụ nữ sau sinh. Là một đơn vị đi đầu trong dịch vụ chăm sóc mẹ và bé, đặc biệt là

Sau khi sinh, mẹ nhất định phải ghi nhớ và làm theo những hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc V*ng k*n, vết cắt tầng sinh môn,… chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng.

Mẹ cần được nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân chu đáo để sớm lấy lại sức khỏe, ổn định tâm lý. Một trong những tình trạng mà phần lớn mẹ bỉm thường gặp phải đó là mất ngủ vì phải chăm sóc, trông chừng con nhỏ. Điều này khiến mẹ mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức. Vậy nên mẹ cần nhận được sự hỗ trợ từ người thân để có thể có thời gian chăm sóc bản thân, tranh thủ ngủ khi con ngủ. Khi cơ thể dần ổn định trở lại, mỗi ngày mẹ nên cố gắng ra ngoài vài phút để tinh thần được thư giãn.

2. Cho trẻ bú sớm để tốt cho cả mẹ và con

Mẹ nên cho bé bú ti ngay sau khi sinh (đầu vú đã được lau sạch) để kích thích tuyến sữa tiết sữa. Việc tích cực cho bé bú sữa mẹ trong thời gian này không những giúp mẹ có thể khắc phục hiện tượng tắc sữa nhẹ, mà còn giúp tử cung của mẹ co bóp tốt, sớm trở lại bình thường, tạo tinh thần thoải mái, phấn chấn, gắn bó tình mẫu tử.

3. Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ

Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ có tác dụng giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Nhiều người vẫn luôn cho rằng, phụ nữ sau sinh nên ăn ăn đồ này, không được uống hay ăn các thức ăn tái,… Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải kiêng khem quá mức, mẹ có thể tự hợp lý hóa chế độ dinh dưỡng của mình miễn sao vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết để nuôi con.

Qua quá trình tìm hiểu và tổng hợp tạo liệu từ nhiều nguồn, Home Care thấy rằng mẹ nên chọn loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà dễ tiêu hóa như: canh trứng gà, các loại thịt đỏ, rau xanh. Trong thời gian này mẹ không nên ăn mặn, nên hạn chế tối đa các gia vị có mùi nồng cay vì có thể sẽ ảnh hưởng đến mùi vị sữa khiến trẻ lười bú.

4. Hướng dẫn vệ sinh cá nhân

Sau khi sinh con 1 – 2 ngày mẹ có thể tắm gội để cơ thể được sạch sẽ, thoải mái. Tuy nhiên, mẹ lưu ý cần sử dụng nước ấm vừa phải và diễn ra trong thời gian nhanh, khoảng 5-7 phút. Lau khô người, sấy khô tóc ngay sau khi tắm gội.

5. Luôn giữ tình thần thoải mái

Sau khi sinh cơ thể mẹ có sự thay đổi hormone khiến cho mẹ trở nên mệt mỏi, tinh thần khó chịu, có thể gắt gỏng vô cớ. Cùng với đó là áp lực “làm mẹ” trong những ngày con trẻ chưa quen với cuộc sống mới dễ khiến người phụ nữ cảm thấy tủi thân, đơn độc – nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng xấu sau sinh như trầm cảm.

Trong những lúc như thế này rất cần có sự an ủi, sẻ chia từ chồng và người thân để mẹ luôn vui vẻ, hạnh phúc làm mẹ.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây của Home Care bạn đã lựa chọn và xây dựng được cho mình một kế hoạch chăm sóc phụ nữ sau sinh thích hợp và hiệu quả nhất. Nếu bạn cần tới dịch vụ chăm sóc sau sinh hay

Trụ sở chính:Số 7 - Lô B - Ngõ 5/2 đường Liên Cơ, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Phone:+0973 871 376

Hotline:+1900 0387

Email: homecarechamsocsausinh@gmail.com

Trần Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo đất việt (https://baodatviet.vn/doi-song/suc-khoe/huong-dan-cham-soc-me-sau-sinh-dung-cach-3400903/)

Tin cùng nội dung

  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY