Hồi sức - Cấp cứu hôm nay

Là chuyên khoa thực hiện các kỹ thuật cấp cứu một cách nhanh chóng trong các trường hợp tai nạn, thương tích, các bệnh cấp tính (ngộ độc, dịch bệnh) và mọi trường hợp nguy kịch do tuyến dưới hoặc ngoại viện chuyển đến. Mục đích của khoa Hồi sức - Cấp cứu là cứu sống nạn nhân, làm mọi cách có thể để hạn chế những nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh, ngăn chặn bệnh trạng diễn biến xấu đi và góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục. Những tình trạng bệnh lý mà khoa Hồi sức - Cấp cứu thường phải đối diện có thể kể đến như: đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, chấn thương sọ não, bỏng, đa chấn thương, rối loạn dấu hiệu sinh tồn, ngộ độc cấp, nhồi máu não,...

Hướng dẫn cách xử lý khi bị Nghẹt thở

Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Ở người lớn, thủ phạm thường là thức ăn. ở trẻ em thì thường do nuốt các vật nhỏ. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt.

nghẹt thở có dấu hiệu chung là bàn tay nắm chặt vào cổ họng. Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu này thì hãy tìm những dấu hiệu sau đây:

    Không nói được
Nếu nghẹt thở xảy ra, hãy tiếp cận theo cách “Năm và Năm” để sơ cứu:

    Vỗ lưng 5 lần . Đầu tiên, thực hiện 5 lần vỗ lưng giữa 2 bả vai nạn nhân bằng gót (lòng) bàn tay của bạn.
    Ép bụng 5 lần . Thực hiện 5 lần ép bụng, còn gọi là thủ thuật Heimlich (xem hướng dẫn cụ thể ở bên dưới).
    Làm đi làm lại các động tác trên, 5 lần vỗ lưng và 5 lần ép bụng cho đến khi vật gây tắc nghẽn văng ra.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ không dạy các kỹ thuật vỗ lưng, chỉ dạy thủ thuật ép bụng. Nếu không biết kỹ thuật vỗ lưng, bạn có thể không làm. Cả hai cách tiếp cận trên đều được chấp nhận.

Cách thực hiện ép bụng (thủ thuật Heimlich) cho người khác:

    Đứng sau nạn nhân. Vòng cánh tay của bạn quanh thắt lưng. Đẩy nhẹ người nạn nhân về phía trước một chút.
Nếu chỉ có bạn là người cứu hộ, hãy thực hiện vỗ lưng và ép bụng trước khi gọi cấp cứu 115 hoặc số khẩn cấp tại địa phương để được giúp đỡ. Nếu có người khác ở đó, bạn hãy nhờ họ gọi cấp cứu trong khi bạn thực hiện sơ cứu.

Nếu người bị ngạt bất tỉnh, bạn hãy thực hiện hồi sức tim phổi (CPR).

Cách thực hiện ép bụng (thủ thuật Heimlich) cho chính bạn:

Đầu tiên, nếu bạn bị nghẹt thở khi đang ở một mình và bạn có điện thoại bàn, hãy gọi cấp cứu 115 hoặc số khẩn cấp địa tại phương ngay lập tức. Sau đó, mặc dù bạn sẽ không thể thực hiện việc vỗ lưng cho chính mình, bạn vẫn có thể thực hiện việc ép bụng để đánh bật tắc nghẽn.

    Đặt một nắm tay ở vị trí hơi phía trên rốn của bạn.

Thông đường hô hấp cho phụ nữ mang thai hoặc người béo phì:

    Đặt tay của bạn ở vị trí cao hơn một chút so với thủ thuật Heimlich thông thường, tại mũi xương ức hoặc nơi gắn của các xương sườn thấp nhất.

Thông đường hô hấp cho người đã bất tỉnh:

    Đặt nạn nhân nằm ngửa trên sàn nhà.
  • Thông đường hô hấp . Nếu nhìn thấy dị vật trong họng, đưa ngón tay vào miệng và móc dị vật ra. Bạn hãy cẩn thận để không đẩy thức ăn hoặc vật lạ vào đường hô hấp sâu hơn, điều này rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ.
  • Bắt đầu hồi sức tim phổi (CPR) nếu vật lạ vẫn tắc nghẽn và bệnh nhân không phản ứng lại sau khi bạn thực hiện biện pháp trên. Cách nhấn mạnh ngực dùng trong hồi sức tim phổi (CPR) có thể làm các vật lạ long ra. Hãy nhớ kiểm tra lại miệng định kỳ.

Thông đường hô hấp cho trẻ sơ sinh dưới một tuổi bị ngạt thở:

    Giữ trẻ nằm sấp trên cẳng tay của bạn.
<strong><a href=nghẹt thở" src="http://yhoccongdong.com/Documents/1384_3-nghet-tho-tre-so-sinh.jpg" title="Ảnh mô tả" />

    Giữ trẻ nằm ngửa trên cẳng tay của bạn và đầu thấp hơn thân nếu như việc trên không hiệu quả. Sử dụng hai ngón tay đặt ở giữa xương ức của trẻ và ép lên ngực 5 lần.
<strong><a href=nghẹt thở" src="http://yhoccongdong.com/Documents/1385_4-nghet-tho-tre-so-sinh-2.jpg" title="Ảnh mô tả" />

    Lặp lại việc vỗ lưng và ép ngực nếu hô hấp chưa phục hồi. Gọi trợ giúp y tế khẩn cấp.
Nếu trẻ lớn hơn 1 tuổi, chỉ cần ép bụng.

Để chuẩn bị cho chính bạn trong những tình huống này, hãy học thủ thuật Heimlich và hồi sức tim phổi (CPR) trong một khóa đào tạo sơ cứu.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-choking/basics/ART-20056637

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-huong-dan-cach-xu-ly-khi-bi-nghet-tho-430.html)
Từ khóa: nghẹt thở

Chủ đề liên quan:

hướng dẫn nghẹt thở

Tin cùng nội dung

  • Trước khi ban hành Thông tư về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị, Bộ Y tế đã có Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 về việc hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện, tạo điều kiện cho các cán bộ dược phát huy vai trò và kinh nghiệm của mình trong việc tăng cư
  • Mụn là bệnh do nang lông - tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn, trong khi miệng nang lông lại bị bít kín do tăng sừng hóa.
  • Thời tiết lạnh kéo dài khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này rất đông bệnh nhi đến khám do mắc phải các chứng bệnh trên.
  • Lần này Mỹ đưa ra hướng dẫn JNC8 (12/2014). Mặc dù trong hướng dẫn JNC8 có một sốcác khuyến cáo bảo lưu, song hầu hết những khuyến cáo của JNC8 khá mới mẻ, tạo ra sự ngỡ ngàng.
  • Khi trồng cây trong chậu cần lưu ý đừng cho quá nhiều đất và ém chặt, vì như thế khi tưới nước cây không hấp thụ được mà còn làm nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí.
  • Lúc 14g30 ngày 23-3, Công an Phường 10, quận Tân Bình (TP.HCM), đã mời chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, quê tỉnh Quảng Ngãi, tạm trú tại hẻm 84 Trần Văn Quang, phường 10, quận Tân Bình) và anh Trịnh Minh Vương (chồng chị Hồng), lên công an phường để hướng dẫn làm lại đơn, bổ sung một số giấy tờ.
  • Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) vừa giới thiệu một số hướng dẫn về khám bệnh theo giới tính và độ tuổi, trong đó đặc biệt chú ý đến 9 loại bệnh thường gặp sau đây.
  • Cháu 15 tuổi, mới có kinh nguyệt vài tháng nay.
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY