Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sau khi làm nóng thực phẩm xong nên đóng hay mở cửa lò vi sóng?

Lò vi sóng là một thiết bị quen thuộc trong nhiều gia đình. Tuy nhiên việc sau khi sử dụng xong lò vi sóng thì nên đóng cửa hay mở cửa lại là thắc mắc của nhiều người sử dụng.

Nên đóng hay mở nắp lò vi sóng sau khi làm nóng thực phẩm xong?

Sau khi làm nóng thực phẩm xong nên đóng hay mở cửa lò vi sóng?

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Nhiều người hiện nay có thói quen mở nắp lò vi sóng sau khi làm nóng thực phẩm. ben hilton - chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc nhà cửa và thiết bị nhà bếp với kinh nghiệm 30 năm cho rằng, lý do để giải thích cho thói quen trên có thể kể như sau:

Để cho lò vi sóng nguội bớt: khi hoạt động lò vi sóng sẽ không làm nóng khoang lò như lò nướng. chúng sẽ tạo ra vi sóng dội lại xung quanh khoang lò. do đó, chúng ta không cần thiết phải mở cửa để làm lò vi sóng nguội bớt đi.

Làm khô hơi nước bên trong lò vi sóng: sau khi sử dụng, lò vi sóng sẽ bị ẩm ướt do hơi nước từ nhiệt cao để làm nóng thức ăn. vì vậy mà người dùng hay mở cửa lò vi sóng để cho hơi nước thoát ra ngoài bớt để cho thiết bị khô ráo hơn.

Thế nhưng, lò vi sóng đã có quạt và hệ thống thông gió để đưa khí nóng ra ngoài nên mở nắp lò vi sóng là không cần thiết.

Từ đó, ben hilton đưa ra lời khuyên rằng, việc mở nắp lò vi sóng sau khi hâm thực phẩm là không cần thiết. vì điều này có thể dẫn đến lãng phí điện năng khi bóng đèn lắp trong lò vi sóng luôn bật mỗi khi mở nắp; hoặc gây hỏng công tắc cửa khóa liên động.

Ngưng tụ hơi nước trong lò vi sóng có nguy hiểm không?

Sau khi làm nóng thực phẩm xong nên đóng hay mở cửa lò vi sóng?

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Như thông tin chia sẻ ở trên, việc ngưng tụ hơi nước trong lò vi sóng là điều bình thường. Nhưng, nếu để lò vi sóng ở trong độ ẩm quá lâu nó sẽ dần bị ăn mòn.

Thiết bị sẽ dần bị rỉ sét hoặc lớp sơn bị bong tróc ra. Thêm nữa, độ ẩm bốc hơi từ đồ ăn sẽ dễ mang theo những vụn thức ăn nhỏ, vô tình tạo điều kiện để cho vi khuẩn hoặc nấm mốc sinh sôi, nảy nở.

Điều quan trọng là ngưng tụ hơi nước có khả năng tiềm ẩn nguy cơ về chập cháy điện. Khi độ ẩm quá mức sẽ dẫn tới việc ăn mòn và làm hư hỏng các vòng đệm của thiết bị. Từ đó có thể xảy ra khả năng nước xâm nhập vào các mạch điện, nguy cơ cháy nổ cao.

Do đó, Ben Hilton cũng cho lời khuyên là hãy dùng khăn vải khô để lau chùi bên trong thiết bị. Vì việc thoát hơi nước bằng quạt và hệ thống thông gió là chưa đủ.

Hướng dẫn cách hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng thơm ngon và giữ được chất dinh dưỡng

Nấu ăn bằng lò vi sóng có thể cho phép thức ăn giữ được hàm lượng vitamin và chất khoáng thiết yếu của chúng nhiều hơn so với việc đun sôi, do không có lượng nước nào được thêm vào, và quá trình diễn ra nhanh hơn. Lò vi sóng hiện đại ngày nay thường hâm nóng thức ăn rất nhanh và rất tiện lợi. Nhưng muốn thức ăn sau khi hâm nóng vẫn thơm ngon và vẫn giữ được chất dinh dưỡng của thức ăn, hãy làm theo như sau

Khi sử dụng lò vi sóng thì không được dùng đồ kim loại hoặc có kim loại như sắt, nhôm, dụng cụ inox, sắt tráng men, hoặc bát đĩa sứ có trang trí hoa văn kim loại vào lò vi sóng... Điều này sẽ gây hiện tượng phản xạ vi sóng gây hư hại cho lò vi sóng nhà bạn. Và bạn cũng nên nhớ, không dùng những loại nhựa không sử dụng được cho lò vi sóng vì một số loại nhựa nóng lên sẽ thải ra một số chất độc hại.

Cho phần thức ăn mà bạn muốn hâm nóng vào lò vi sóng, bật chế độ hâm ở nhiệt độ cao. Sau một phút bật hâm nóng ở nhiệt độ cao bạn tắc lò dùng muỗng hoặc đũa trộn đều phần thức ăn lên. Sau đó đóng lò bật lò vi sóng hâm thêm 30 giây nữa là lấy ra ăn được

Theo Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/bao-ve-ntd/sau-khi-lam-nong-thuc-pham-xong-nen-dong-hay-mo-cua-lo-71584.html

Theo Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/sau-khi-lam-nong-thuc-pham-xong-nen-dong-hay-mo-cua-lo-vi-song/20230410074335351)

Chủ đề liên quan:

hướng dẫn làm nóng thực phẩm

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY