Sức khỏe hôm nay

Hồi phục sau sinh

Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.

Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước. Các lớp tập huấn đã giúp bạn chuẩn bị cho việc sinh nở, nhưng bạn thì chưa được chuẩn bị sẵn sàng cho tất cả những điều này!

Những thay đổi về thể chất trong một vài tuần đầu

Cũng giống như những thay đổi cảm xúc và thể chất lúc mang thai, sau khi con bạn chào đời, trong vài tuần lễ đầu bạn sẽ nhận thấy một số thay đổi cả về thể chất và cảm xúc.
Về thể chất, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

    Đau ngực trong vài ngày do căng sữa, núm vú cũng có thể đau.
Những thay đổi về cảm xúc trong một vài tuần đầu

Bạn có thể có những thay đổi về cảm xúc như:

    Rối loạn cảm xúc (baby blue). Nhiều người mới làm mẹ thường trải qua trạng thái kích thích, buồn bã, khóc, hay lo lắng, xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Những trạng thái này rất phổ biến và có thể liên quan đến thay đổi thể chất (bao gồm cả thay đổi nội tiết, mệt mỏi, và chưa có kinh nghiệm sinh đẻ). Những chuyển biến cảm xúc như vậy giúp bạn thích nghi với vai trò làm mẹ mới mẻ của mình và đứa con mới sinh. Tình trạng rối loạn cảm xúc này thường biến mất trong vòng một tuần.
Quá trình lành vết mổ

Mất nhiều tháng để cơ thể chuẩn bị cho việc sinh nở, và phải mất thời gian để phục hồi. Nếu bạn sinh mổ, có thể mất thời gian lâu hơn để vết mổ lành. Quá trình này cũng có thể gây ra một số rối loạn về cảm xúc.

Bạn sẽ bị đau nhiều nhất vào vài ngày đầu sau mổ, sau đó các cơn đau này sẽ giảm dần. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các biện pháp chăm sóc sau mổ, hướng dẫn bạn sinh hoạt lại bình thường, như tắm rửa và bắt đầu các bài tập nhẹ nhàng để tăng tốc độ phục hồi và tránh táo bón.

Những điều cần biết

    Uống 8-10 ly nước mỗi ngày.
Ngừa thai

Bạn có thể mang thai lại trong thời gian hậu sản này, mặc dù điều này ít có khả năng xảy ra nếu bạn cho bú mẹ hoàn toàn (cả ngày và đêm, không cho ăn dặm, không bú bình, ít nhất 8 lần một ngày, không bao giờ để hơn 3 giờ trong ngày hoặc 6 giờ vào ban đêm mà không cho bé bú), không có kinh, và con bạn dưới 6 tháng tuổi.

Nếu bạn muốn ngừa thai, hãy thảo luận với bác sĩ về các lựa chọn của bạn. Các biện pháp ngừa thai có thể sử dụng gồm các phương pháp rào cản (như bao cao su hoặc màng ngăn), dụng cụ tử cung, Thu*c viên, miếng dán, que cấy, hoặc Thu*c tiêm.

Nuôi con bằng sữa mẹ

Bạn cần ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, nạp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là khi bạn đang cho con bú. Một cách dễ dàng để uống đủ nước là phải có một ly nước bất cứ nơi nào. Ít nhất cho đến khi bạn đủ sữa cho con bú, cố gắng tránh cà phê, vì nó gây lợi tiểu, sẽ làm bạn dễ mất nước và đôi khi làm cho con bạn khó ngủ và quấy khóc.

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì khi nuôi con bằng sữa mẹ, hãy thông báo với bác sĩ, nữ hộ sinh của bạn, hoặc một chuyên gia dinh dưỡng. Phòng khám hoặc bệnh viện chuyên về nuôi con bằng sữa mẹ có thể tư vấn cho bạn làm thế nào để xử trí với bất kỳ vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ. Chữa tắc ống dẫn sữa bằng cách massage vú, chăm sóc thường xuyên, cho bú sau khi tắm nước ấm, dùng gạc ấm suốt cả ngày.

Nếu bạn bị sốt hay ớn lạnh hoặc vú của bạn bị đỏ, bạn có thể bị nhiễm trùng (viêm vú) và cần dùng Thu*c kháng sinh. Gọi bác sĩ nếu điều này xảy ra. Tiếp tục cho con bú hoặc hút sữa vào bình để cho bé bú. Bạn cần uống nhiều nước trong lúc này.

Căng sữa - Ngực sẽ bớt căng sữa hơn khi bạn cho con bú đều đặn, hoặc nếu bạn không cho bé bú, cơ thể của bạn ngừng sản xuất sữa - thường là trong vòng một vài ngày.

Chăm sóc vết may tầng sinh môn

Tiếp tục ngồi tắm (nước ngập phần mông và trên hông) với nước lạnh trong vài ngày đầu tiên, sau đó dùng nước ấm. Ép hai mông lại khi ngồi để tránh các mũi khâu bị kéo căng sẽ gây đau.

Sử dụng một bình xịt nước ấm để rửa V*ng k*n mỗi khi đi vệ sinh. Lau cho khô. Sau khi đi tiêu nên lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng. Chườm lạnh để giảm sưng.

Nói với bác sĩ khi bạn muốn sử dụng một loại Thu*c kháng viêm như ibuprofen để giảm đau và viêm.

Tập thể dục

Tập thể dục lại ngay sau khi bạn đã được sự cho phép của bác sĩ để giúp khôi phục lại sức khỏe và vóc dáng trước khi mang thai, tăng cường năng lượng và cảm giác thoải mái, đồng thời còn giúp giảm táo bón. Bắt đầu lại từ từ và tăng dần. Đi bộ và bơi lội là những lựa chọn tốt nhất.

Trĩ và táo bón

Tắm ngồi xen kẽ nước ấm và lạnh có thể giúp giảm bệnh trĩ. Ngồi trên một miếng nệm phồng cũng có thể giảm bệnh trĩ.

Hỏi bác sĩ về Thu*c làm mềm phân. Không sử dụng Thu*c nhuận trường, Thu*c nhét hoặc dung dịch thụt tháo mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, trái cây và rau quả. Tập thể dục có thể rất hữu ích.

Quan hệ T*nh d*c sau sinh

Cơ thể của bạn cần thời gian để lành lặn. Các bác sĩ thường khuyên bạn nên chờ đợi 4-6 tuần sau mới quan hệ T*nh d*c để giảm nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu và hở vết may.

Bắt đầu từ từ, hôn, ôm ấp, và những cử chỉ thân mật khác. Bạn có thể cảm nhận chất nhờn *m đ*o giảm (điều này là do hormone và thường chỉ là tạm thời), do đó bạn có thể sử dụng dung dịch bôi trơn. Cố gắng tìm tư thế ít gây áp lực nhất lên các vùng đau và khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Tâm sự với chồng nếu bạn đang đau hay sợ hãi về sự đau đớn trong khi quan hệ - điều này có thể giúp cả hai bạn cảm thấy ít lo lắng và an toàn hơn khi nối lại đời sống T*nh d*c của hai vợ chồng.

Tiêu tiểu không kiểm soát

Tiêu tiểu không kiểm soát thường biến mất dần khi cơ thể của bạn trở lại trạng thái bình thường trước khi mang thai. Bạn nên thực hiện các bài tập Kegel, giúp tăng cường các cơ sàn chậu. Hãy làm như bạn đang cố gắng để ngừng đi tiểu: co thắt cơ trong vài giây, sau đó thư giãn (bác sĩ có thể kiểm tra để chắc chắn rằng bạn thực hiện các động tác này một cách chính xác). Lót băng vệ sinh trong khi làm. Hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ lần tiêu tiểu không kiểm soát nào mà bạn bị.

Những điều bạn có thể tự làm để giúp quá trình hồi phục nhanh hơn

Bạn sẽ cảm thấy rất thích thú trong vai trò mới – làm mẹ - và việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu bạn quan tâm cho cả bạn và em bé mới sinh. Ví dụ:

    Khi bé ngủ, bạn cũng nên chợp mắt. Cố gắng nghỉ ngơi thêm.
Nhận sự trợ giúp từ những người khác

Hãy nhớ rằng, Người Phụ Nữ Hoàn Hảo chỉ là hư cấu. Hãy nhờ chồng, bạn bè và gia đình giúp đỡ. Hãy ghi lại những việc nhỏ và hữu ích mà người khác có thể giúp bạn ngay khi chúng nảy ra trong đầu bạn. Khi người khác đề nghị giúp đỡ, hãy kiểm tra danh sách này. Ví dụ:

    Nhờ bạn bè hoặc người thân lấy đồ dùm bạn tại siêu thị, ghé qua và giữ em bé của bạn một lát trong khi bạn đi bộ hoặc tắm, hoặc có thể nhờ họ nấu dùm bạn một bữa ăn.
Khi nào cần gọi bác sĩ

Bạn nên gọi bác sĩ trong các trường hợp sau:

    Sốt ≥ 38ºC.
Mặc dù quá trình hồi phục sau sinh">hồi phục sau sinh có rất nhiều việc khiến bạn phải nhức óc, mọi việc sẽ ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, trên hết, bạn hãy cứ tận hưởng cảm giác hạnh phúc bên đứa con mới chào đời của mình.

Tài liệu tham khảo
http://familydoctor.org/familydoctor/en/pregnancy-newborns/labor-childbirth/recovering-from-delivery.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hoi-phuc-sau-sinh-77.html)

Chủ đề liên quan:

hồi phục sau sinh sau sinh

Tin cùng nội dung

  • Bí tiểu ở sản phụ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh rơi vào tình trạng bí tiểu.
  • Băng huyết sau sinh (BHSS) là 1 trong 5 tai biến sản khoa thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 2 - 10% tổng số ca sinh, là một tai biến đáng sợ đối với các bác sĩ sản khoa.
  • Rối loạn tâm thần thời kỳ mang thai và sau sinh là một quá trình biến đổi S*nh l*, sinh hóa phức tạp diễn ra với các mức độ khác nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và đến sự phát triển thể chất cũng như tâm thần của đứa trẻ khi sinh.
  • Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh.
  • Sau khi sinh con, rất nhiều bà mẹ phải đối mặt với tình trạng rụng tóc. Điều này có nguy hiểm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và khắc phục tình trạng này.
  • Sau khi sinh, tình trạng kinh nguyệt trở lại bình thường phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố mẹ có cho con bú hay không. Ở những người phụ nữ không cho con bú, khoảng 40% phụ nữ lần có kinh đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau sinh và khoảng 90% phụ nữ có kinh lại từ 24 tuần sau sinh.
  • Sản phụ sau sinh cơ thể thường rất yếu do mất quá nhiều sức, mất máu khi sinh, cơ thể thay đổi về lượng hoocmon và khí huyết, thường dẫn đến tình trạng người mệt mỏi, kém ăn, đau nhức,
  • Các nhà khoa học hiện nay tin rằng, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh có thể phát triển trong khi một phụ nữ vẫn đang trong giai đoạn mang thai.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY