Ẩm thực hôm nay

Phòng và trị suy nhược sau sinh

Sản phụ sau sinh cơ thể thường rất yếu do mất quá nhiều sức, mất máu khi sinh, cơ thể thay đổi về lượng hoocmon và khí huyết, thường dẫn đến tình trạng người mệt mỏi, kém ăn, đau nhức,
Sản phụ sau sinh cơ thể thường rất yếu do mất quá nhiều sức, mất máu khi sinh, cơ thể thay đổi về lượng hoocmon và khí huyết, thường dẫn đến tình trạng người mệt mỏi, kém ăn, đau nhức, tinh thần căng thẳng, ít sữa hoặc mất sữa… Việc sử dụng các bài Thu*c, món ăn Thu*c có tác dụng rất giúp sản phụ nhanh hồi phục sức khỏe, phòng tránh sản hậu. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

Bài 1: Rễ đinh lăng sao 20g, sâm bố chính 12g, kỷ tử 12g, quy thân 12g, gừng tươi 3 lát, thịt gà ác khoảng 200g. Cách làm: Tất cả cho vào bát to, ninh cách thủy, dùng ngày 1 lần.

Hoặc dùng: Lá cây đinh lăng tươi 200g, rửa sạch, thịt nạc băm 100g. Công dụng: Bổ khí ích huyết, bồi bổ cơ thể, tăng sức lực, thải trừ độc tố.

Bài 2: Gà ác 1 con 0,5kg, hạt sen 50g, hoài sơn 20g, đương quy 20g. Cách làm: Gà ác làm sạch, bỏ phủ tạng, rồi nhồi vào bụng các dược liệu đã thái nhỏ cùng với ít muối. Ninh cho thật nhừ. Ăn cả cái lẫn nước trong ngày. Công dụng: Bổ huyết, ích khí, an thần, dùng để bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.

Bài 3: Thịt chim bồ câu 100g, hạnh nhân 100g, gạo tẻ 100g. Cách làm: Cho gạo, hạnh nhân và bồ câu đã làm sạch vào nồi nước hầm nhừ thành cháo, thêm gia vị, ăn nóng, ngày ăn 1 lần, nên ăn trong 5 - 7 ngày liền. Công dụng: Ích khí, giải độc, dùng rất tốt cho sản phụ bị suy nhược, bị nhiệt sau khi sinh.

Bài 4: Cá diếc một con 250g, hành tím 3 củ, gừng vài lát, gia vị vừa đủ. Cách làm: Làm sạch cá, bỏ vẩy và nội tạng. Băm nhỏ hành tím và gia vị cho vào bụng cá, sau đó hấp chín cá và ăn cùng với cơm. Công dụng: Bồi bổ, tăng sức lực, dùng cho sản phụ khí huyết hư tổn, thân thể suy nhược, ăn ít, suy nhược thần kinh, người mệt mỏi.

Bài 5: Rễ cây bổ béo, rửa sạch, thái mỏng, ngâm nước vo gạo trong 24 giờ, rửa sạch nhiều lần, rồi tẩm với nước gừng với tỷ lệ 50g gừng tươi trong 100ml nước, đun nóng 10 phút, lấy ra phơi khô. Tiếp tục ngâm cho đến khi hết nước gừng lại phơi nắng hoặc sấy cho thật khô, sao vàng. Ngày dùng 10 - 20g sắc với 250ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày.

Bài 6: Cành khế rừng tuốt bỏ lá, rửa sạch (cành nhỏ để nguyên, cành to chỉ dùng vỏ) thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Khi dùng, lấy 20 - 40g dược liệu giã nhỏ, hãm với nước sôi, uống đều hằng ngày thay nước chè trong vài tuần. Hai bài Thu*c trên theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao phía Bắc có tác dụng rất tốt phòng và suy nhược">trị suy nhược, giúp hồi phục nhanh sức khỏe cho sản phụ sau sinh.

Bác sĩ Thúy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phong-va-tri-suy-nhuoc-sau-sinh-6457.html)

Chủ đề liên quan:

sau sinh suy nhược sau sinh

Tin cùng nội dung

  • Bí tiểu ở sản phụ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, có khoảng 15% các bà mẹ sau sinh rơi vào tình trạng bí tiểu.
  • Băng huyết sau sinh (BHSS) là 1 trong 5 tai biến sản khoa thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 2 - 10% tổng số ca sinh, là một tai biến đáng sợ đối với các bác sĩ sản khoa.
  • Rối loạn tâm thần thời kỳ mang thai và sau sinh là một quá trình biến đổi S*nh l*, sinh hóa phức tạp diễn ra với các mức độ khác nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và đến sự phát triển thể chất cũng như tâm thần của đứa trẻ khi sinh.
  • Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh.
  • Sau khi sinh con, rất nhiều bà mẹ phải đối mặt với tình trạng rụng tóc. Điều này có nguy hiểm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và khắc phục tình trạng này.
  • Sau khi sinh, tình trạng kinh nguyệt trở lại bình thường phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố mẹ có cho con bú hay không. Ở những người phụ nữ không cho con bú, khoảng 40% phụ nữ lần có kinh đầu tiên xảy ra vào 6 tuần sau sinh và khoảng 90% phụ nữ có kinh lại từ 24 tuần sau sinh.
  • Các nhà khoa học hiện nay tin rằng, các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh có thể phát triển trong khi một phụ nữ vẫn đang trong giai đoạn mang thai.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY