Mắm tôm có tên tiếng Anh là “Shrimp Paste”, được chế biến từ moi biển hay còn gọi là con ruốc, con khuyết và muối ăn bằng cách lên men tạo mùi, vị và màu sắc đặc trưng. Mắm tôm có màu tím thẫm, có mùi nồng đặc trưng và gồm 3 dạng: đặc, sệt và lỏng. Các dạng chỉ khác nhau ở tỉ lệ muối cùng quá trình phơi nắng khi chế biến.
Đầu tiên, moi tươi sẽ được chà nát rồi trộn với một lượng muối vừa đủ. Sau đó, người ta cho moi đã trộn muối vào các vại hoặc lu đem phơi nắng. Trong quá trình phơi, moi được khuấy trộn thường xuyên cho mắm chín đều. Người ta làm như thế trong khoảng 8 tháng – 1 năm cho đến khi mắm “ăn nắng”, có bề mặt mịn ngấu thì mới sử dụng.
Tuy có mùi nồng đặc trưng và không phải ai cũng ăn được nhưng mắm tôm lại là thứ gia vị “tinh túy” của nhiều món ăn ngon dân dã như: bún đậu, cà pháo, nộm rau muống, lòng lợn, bún riêu, bún thang…
Bước 1: Cho mắm tôm vào bát nhỏ. Vắt chanh (hoặc quất), rượu và đường, dùng đũa khuấy đều nhanh tay cho tới khi sủi tăm là được. Rượu trắng có tác dụng làm giảm mùi nồng cho mắm tôm, nổi bọt nhanh và nhẹ mùi thơm dễ chịu hơn.
Bước 3: Đổ bát hỗn hợp mắm tôm, chanh, đường vào, đun nóng lên rồi cho ra bát. Ớt tươi bỏ hạt, cắt nhỏ cho vào tùy khẩu vị.
Để pha mắm tôm chấm bún đậu ngon nhất, có 1 bí quyết không thể bỏ qua là bạn cần chọn được loại mắm tôm ngon. Mẹo cho bạn là hãy quan sát và chọn mắm tôm có màu tím thẫm, mịn, có mùi thơm đặc trưng và mịn.
Với những người không ăn được mắm tôm sống hoặc không chịu được mùi mắm tôm thì các bạn có thể áp dụng một số mẹo khử mùi mắm tôm bằn cách chưng mắm tôm lên. Thực hiện như sau:
Cho khoảng nửa thìa canh dầu vào chảo đun nóng, thêm một thìa hành tím thái lát vào phi thơm vàng thì trút mắm tôm vào khuấy đều, chưng khoảng 1 – 2 phút, sau đó để nguội bớt rồi pha bình thường theo cách trên. Mắm tôm được chưng lên sẽ vừa bớt nặng mùi, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh.
Theo Gia đình VN
Link bài gốc
Copy link
https://giadinhvietnam.com/huong-dan-cong-thuc-pha-mam-tom-day-mui-khong-hoi-d156052.html