Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Hướng dẫn xử lý nước ăn uống và vệ sinh môi trường sau lũ lụt

Sức khỏe Việt Nam - Trang thông tin chính thức của Bộ Y Tế/

Ảnh minh họa

Trong lũ lụt, nước ngập tràn, cuốn trôi và trộn lẫn tất cả mọi thứ có trên mặt đất như chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác súc vật, chuồng gia súc, gia cầm, côn trùng, cây cối,… làm nước và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. vì vậy, ngay khi nước rút, cần có xử lý nước và môi trường ngay để tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xử lý môi trường

- khi nước rút, các gia đình làm vệ sinh nhà cửa, đẩy hết bùn đất, rác đọng ra khỏi gia đình, đường phố.

- Thu gom bùn đất, rác thải để xử lý tập trung.

- khi nước rút hết, bị ô nhiễm nặng nề, có mùi tanh thối do xác súc vật, côn trùng, cây cối thối rữa. cần khai thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn xác súc vật ch*t và tẩy uế.

Xử lý xác súc vật ch*t

- Ước lượng số lượng xác súc vật ch*t cần xử lý.

- Vị trí chôn lấp xác súc vật: tốt nhất ở ngoài đồng, cách xa các nguồn nước bề mặt ít nhất 50m.

- Đào hố chôn sao cho tất cả xác súc vật được vùi sâu dưới đất ít nhất 0,8m. Chuyển toàn bộ xác súc vật vào hố và hớt một lớp đất khoảng 10cm chỗ xác súc vật ch*t và đổ vào hố.

- Đổ 2-3 kg vôi bột lên trên hoặc phun dung dịch cloramin B nồng độ cao rồi lấp đất, lèn chặt. Cắm biển báo hiệu nơi chôn súc vật để tránh bị đào bới.

- Khử trùng nơi có xác súc vật: sau khi chuyển xác súc vật đi có vôi bột hay hóa chất khử trùng thì có thể tập trung rác vào chỗ đó và đốt.

- Hàng ngày phải kiểm tra nơi chôn xác súc vật xem có bị súc vật hoặc chuột bọ đào bới hay không. Nếu phát hiện có mùi hôi thối hoặc bị đào bới thì phải lấp lại và rào chắn.

- dọn dẹp nhà cửa, phơi khô quần áo, không treo mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ để làm chỗ trú ẩn cho muỗi.

- làm và tu sửa nhà tiêu (nếu không hỏng nặng). nếu nhà tiêu hỏng nặng, chọn nơi cao ráo xa nhà, xa giếng nước (20m) đào hố đi tạm rồi lấp đất, tránh ruồi và côn trùng, súc vật tiếp xúc với phân, chờ một vài tuần sửa lại nhà tiêu.

Xử lý nước ăn uống sau lũ lụt

Giếng khơi

Dù trước khi bão lụt xảy ra, chúng ta đã dùng nylon và nắp bịt miệng giếng, tuy nhiên nước trong giếng vẫn bị ô nhiễm rất nặng vì nắp và nylon chỉ ngăn rác, cặn vào giếng chứ không ngăn được nước bẩn vào giếng. quy trình được tiến hành theo 3 bước:

Bước 1. Thau rửa giếng nước:

- Khơi thông tất cả các vũng nước xung quanh khu vực giếng.

- Thảo bỏ nắp và nylon bịt giếng.

- Trước khi làm trong và khử trùng phải tiến hành thau vét giếng. Dùng nước giếng dội lên thành giếng cho trôi hết đất cát và rác bám trên thành và nền giếng.

- Nếu giếng ngập lụt, nước đục, phải tiến hành thau vét giếng. Múc cạn nước và vét hết bùn cặn.

- các vùng có điện hoặc máy nổ thì dùng bơm điện hút cạn nước rồi thau vét giếng. trong trường hợp không thể thau vét được thì chọn một giếng khác để và dùng chung.

- nếu tất cả các giếng trong khu vực đó đều không thể thau vét được thì có thể áp dụng biện pháp tạm thời: múc vài chục lít nước lên bể chứa rồi đánh phèn và khử trùng, dùng hết làm mẻ khác, chờ vài ngày sau mức nước giếng xuống thấp mới tiến hành thau rửa.

- Trường hợp không có phèn chua để làm trong nước, làm một bể lọc cát tạm thời bằng một thùng, xô hay vại thể tích khoảng 20 – 30lít. Đục một lỗ đường kính 1cm trên thành cách đáy thùng 5cm, cho một ít đá hoặc gạch vỡ lót ở đáy, đặt một mảnh bao tải gai lên trên rồi đổ cát dày khoảng 25 – 30cm. Đổ nước giếng vào cho đến khi nước chảy ra trong thì lấy để khử trùng.

- Nếu nước lụt không tràn vào giếng và nước trong: nếu điều kiện cho phép thì múc cạn và thau rửa như trên. Nếu không, có thể tiến hành tiệt trùng ngay nước trong giếng để dùng tạm thời trong khoảng một tuần rồi tiến hành thau rửa giếng.

- Lưu ý:

Các giếng đã bị ngập lụt thì nhất thiết phải thau rửa và khử khuẩn mới được sử dụng.

khi có hàng loạt giếng bị ngập lụt, nhu cầu nước lớn mà không đủ lực lượng thì ở mỗi cụm dân cư chọn một vài giếng xử lý trước để lấy nước dùng ngay.

mỗi trung tâm y tế dự phòng các tỉnh thường có bão lụt nên chuẩn bị ít nhất một máy phát điện nhỏ và một máy bơm nước để có thể mang đi một số giếng cho các cụm dân cư trong trường hợp cần thiết.

Bước 2. Làm trong nước giếng:

- Dùng phèn chua (loại thường dùng là phèn nhôm) với liều lượng 50g/1m3 nước, nếu nước đục nhiều có thể cho lượng phèn tối đa 100g/1m3 nước.

- Hòa tan hết lượng phèn cần thiết vào một gàu nước rồi tưới đều lên thành giếng, thả gàu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để yên 30 phút – 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử khuẩn.

Bước 3. Khử khuẩn giếng nước:

- Về nguyên tắc nước giếng sau khi khử khuẩn phải có nồng độ clo dư là 0,5 – 1mg/L.

- Tính lượng cloramin B cần thiết cho giếng nước trên cơ sở nồng độ cần thiết là 10g/m3. Có thể dùng một số hóa chất khác như clorua vôi (13g/m3), canxi hypoclorit 70% (4g/m3).

- Múc một gàu nước, hòa lượng hóa chất nói trên vào nước. Lưu ý phải khuấy cho tan hết. Tưới đều gàu nước này vào giếng. Thả gàu cho chìm sâu đến nửa cột nước rồi kéo lên kéo xuống khoảng 10 lần.

- Dùng nước giếng này dội lên thành giếng để khử khuẩn, sau đó để yên khoảng 30 phút là có thể dùng được.

(Chú ý: Nước đã khử khuẩn bằng cloramin như trên vẫn phải đun sôi mới được uống).

- Trong trường hợp không có hóa chất khử khuẩn, chỉ ăn và uống nước đun sôi 10 phút trở lên và không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử khuẩn.

Giếng khoan

Bơm hết nước đục và bơm tiếp 15 phút nữa, bỏ nước đi sau đó có thể dùng được./.

Nguồn: Sở Y tế Nam Định

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5da680d43330853393392494)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Gần tết rồi, con cái bận công việc, nhà chỉ còn 2 ông bà già nên tôi muốn thuê người dọn dẹp nhà cửa. Nhà tôi 3 tầng, khá rộng, không biết chi phí có cao lắm không, và liên hệ ở đâu? Chúng tôi chưa bao giờ thuê dịch vụ này, có điều gì cần lưu ý, nhờ mangyte.vn chỉ giúp. Chúng tôi cảm ơn rất nhiều! (Bảy Hạnh - Q. Gò Vấp, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY