Shisha là loại cỏ xuất xứ từ Ả Rập, thành phần đa dạng, có tẩm các hương liệu trái cây khác nhau như táo, bạc hà, anh đào, cam thảo,...
Hút thuốc Shisha đã du nhập vào Việt Nam từ nhiều năm nay và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ Việt Nam. Đây là hình thức hút thuốc lá thông qua 1 chiếc bình chứa nước giống như chiếc điếu bát dùng để hút thuốc lào và thường được hút tập thể.
Nếu trước kia, muốn hút shisha phải vào quán bar, quán café đắt tiền thì giờ đây ngay cả quán trà chanh cũng phục vụ hút shisha, thậm chí xuất hiện cả tình trạng tẩm các chất gây nghiện khác khi hút shisha. vậy hút thuốc shisha có gây độc hại không và vì sao hình thức hút thuốc lá này lại ngày càng báo động?
Theo ThS.BS Phùng Thị Thơm, khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, shisha có thể bị pha trộn với các chất gây nghiện, tác động trực tiếp vào đường hô hấp của người sử dụng gây cảm giác hưng phấn.
Theo thông tin đăng tải trên trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (cdc) mỹ cảnh báo, với một giờ hút shisha người dùng có thể hít vào lượng khói gấp 100-200 lần lượng khói mà họ hít một điếu thuốc lá, nguy cơ tiếp xúc với lượng carbon monoxide cao gấp 9 lần và lượng nicotine cao gấp 1,7 lần.
Bác sĩ thơm chia sẻ thêm khói shisha tàn phá sức khỏe con người tương đương với khói thuốc lá, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ hô hấp, hệ thần kinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm.
Hút shisha có thể làm giảm khả năng miễn dịch của phổi. một số chất gây ung thư phổi tương tự có trong khói thuốc lá cũng được tìm thấy trong khói shisha. trong một nghiên cứu của ấn độ, được thực hiện với hơn 200 người, cho thấy những người hút shisha có nguy cơ tử vong do bệnh ung thư phổi cao hơn 4,2 lần so với những người không hút.
Một nghiên cứu ở iran đã chỉ ra mối liên quan giữa shisha và ung thư vòm họng. theo đó, khói shisha gây kích ứng các mô trong miệng và cổ họng, gây viêm nhiễm, có nguy cơ gây ung thư.
Trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí quốc tế về ung thư, dựa trên 928 người được chọn ngẫu nhiên bị nhiễm khuẩn hp (helicobacter pylori) ở tỉnh ardabil, iran, họ được theo dõi trong 10 năm. kết quả chỉ ra có mối liên quan giữa hút shisha và ung thư dạ dày, cũng như các tổn thương tiền ung thư trong dạ dày của những người sử dụng shisha thường xuyên.
Theo Very well health, người dùng shisha làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy. Hút shisha cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng - một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với ung thư tuyến tụy.
Benzen là một chất gây ung thư liên quan đến bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy (aml) và các bệnh ung thư liên quan đến máu. nghiên cứu từ hiệp hội nghiên cứu ung thư mỹ, đã đánh giá 105 người hút shisha và 103 người không hút để đo các sản phẩm phân hủy của benzen trước và sau khi tiếp xúc. kết quả đăng tải trên tạp chí aacr cho thấy, những người hút shisha trong các quán bar có mức độ benzen cao hơn 4,2 lần so với người không hút.
Nghiên cứu của Đại học Beirut (Mỹ), đăng trên tạp chí BMJ, chỉ ra khói thuốc shisha chứa nhiều tác nhân độc hại có thể gây tắc nghẽn động mạch, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch như bệnh thiếu máu cơ tim, suy tim và phát triển bệnh mạch vành.
Theo hiệp hội tim mạch mỹ, người hút shisha có liên quan tới nguy cơ béo phì cao hơn người không hút, bất kể về tuổi tác hay giới tính.
Theo Health, những người hút shisha còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm vì sử dụng chung đầu hút như Covid-19, bệnh Herpes gây vết loét ở môi, vi khuẩn HP gây loét dạ dày, bệnh lao...
Bác sĩ thơm chia sẻ thêm, trẻ sinh ra từ những người thường xuyên hút shisha khi đang mang thai có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và nhẹ cân hơn so với trẻ sinh ra từ những người không hút.
Theo bộ công an, tuy không thể đưa n2o và shisha vào danh mục các chất ma túy, nhưng trước sự lạm dụng bóng cười tràn lan trong giới trẻ và lợi dụng việc hút shisha để sử dụng trái phép chất ma túy, bộ công an đã phối hợp với bộ công thương, bộ y tế, bộ tài chính (tổng cục hải quan) nghiên cứu, đánh giá tác động của các chất này đối với đời sống kinh tế, xã hội và đã có văn bản số 492/bca-c04 ngày 17/2/2020 báo cáo, đề xuất thủ tướng chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương về vấn đề này. |