Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hy hữu: Bác sĩ mắc u não khổng lồ vẫn làm việc bình thường

Bệnh viện Đột quỵ Tim Mạch SIS Cần Thơ cho biết, vừa “cứu nguy” cho một bệnh nhân bị khối u não khổng lồ đẩy lệch não mà vẫn làm việc bình thường.

Người trằn trọc, mất ngủ suốt đêm: Áp dụng giải pháp này để ngủ ngon giấcTin tài trợ

Ngày 24/4, TS.BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện SIS Cần Thơ cho biết, nơi đây vừa phát hiện và cứu nguy cho một bác sĩ đồng nghiệp ở miền Tây (53 tuổi) bị u não khổng lồ 6cm mà không hay biết.

Trước đó, bác sĩ này không có tiền sử gì đặc biệt, vẫn chăm sóc và khám cho người bệnh hằng ngày bình thường. Cách đây vài ngày, bác sĩ này tự nhiên lừ đừ khó tập trung, yếu 1/2 người phải, được đồng nghiệp khác chẩn đoán là đột quỵ cấp nên liên hệ chuyển Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch SIS Cần Thơ.

Sau khi hội chẩn và chụp mạch máu não bằng MRA 3 Tesla, kết quả phát hiện vị bác sĩ này bị khối u não gần 6cm gây phù não nhiều, khối u rất giàu mạch máu, nghi khả năng là u màng não.

Bệnh viện đã tắc mạch nuôi u hoàn toàn bằng can thiệp DSA. Mặc dù được khuyên nên phẫu thuật bóc u nhưng bệnh nhân từ chối mổ, muốn chờ thêm thời gian sau chụp lại MRI coi u có nhỏ lại không.

Theo BS Trần Chí Cường, ông rất ngạc nhiên với sức chịu đựng của bác sĩ này, vì khối u to đẩy lệch đường giữa hơn 1cm mà vẫn làm việc bình thường. Cách đây vài ngày SIS cũng can thiệp cứu kịp một đồng nghiệp khác cũng bị đột quỵ.

“Không được chủ quan! Các đồng nghiệp làm đột quỵ nhớ cảnh giác chẩn đoán phân biệt u não với đột quỵ cấp” - BS Trần Chí Cường nhắn nhủ.

Bệnh viện đột quỵ đầu tiên ở miền Tây có ca nô cấp cứu

Sau khi đi vào hoạt động vào tháng 11 năm nay, Bệnh viện đột quỵ tim mạch Cần Thơ đầu tiên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đưa 3 ca nô vào cấp cứu cho bệnh nhân.

Uyên Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/hy-huu-bac-si-mac-u-nao-khong-lo-van-lam-viec-binh-thuong-1647720.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chào Mangyte, xin cho em được hỏi các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TPHCM làm việc trở lại từ ngày bao nhiêu vậy? Vui lòng cho tôi địa chỉ và SĐT của một số bệnh viện để tôi tiện liên lạc ạ. Xin cảm ơn BS. (Kim Thoa - TPHCM),
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY