Phóng sự hôm nay

Kẻ Gỗ là đây...

“Kẻ Gỗ là đây bao năm đợi tháng chờ”… là câu hát mở đầu của bài hát Người đi xây hồ Kẻ Gỗ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Bây giờ ở đây có một địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh - đó là đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn trên hòn đảo mang tên ông.

Cùng đi với chúng tôi về thăm ngôi đền thiêng có chị dung - ban tuyên giáo huyện cẩm xuyên. và một nhân chứng sống rất quan trọng là bác đào văn tinh - nguyên giám đốc sở thủy lợi nghệ tĩnh và nay là chủ tịch hội cựu thanh niên xung phong ở hà tĩnh. mặc dù rất mệt, tuổi cao nhưng ông vẫn vui vẻ nhận lời đi cùng đoàn để cung cấp những tư liệu mới nhất, chính xác nhất về quá trình xây hồ và đền thờ cố tổng bí thư lê duẩn mà như ông nói theo cánh báo chí thường giật tít hấp dẫn là: “đền thờ cố tổng bí thư lê duẩn trên hồ - chuyện bây giời mới kể”...

Hình ảnh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn bàn với tỉnh Nghệ Tĩnh về xây hồ Kẻ Gỗ.

Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn sinh ngày 7/4/1907 tại làng Bích La, xã Triệu Đông, hyện Triệu Phong (Quảng Trị) nhưng quê gốc ở làng Phương Lai, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Ở làng này còn có Am Tháp và đền thờ Lê Am - đó chính là liệt tổ của cố Tổng Bí thư xây dựng cách đây hơn 500 năm. Trên đường đi lên hồ Kẻ Gỗ, ông Đào Văn Tình hỏi tôi:

- Chú có biết ai là người đầu tiên gợi ý về xây hồ Kẻ Gỗ không?

Thấy tôi tò mò muốn tìm hiểu, ông trang trọng nói rành rọt:

- Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chúng tôi cùng ngạc nhiên thốt lên: bác hồ! ông tình kể: “ thật ra thì từ năm 1932, thực dân pháp đã cho khảo sát xây dựng hồ kẻ gỗ. hồ có hồ sơ kỹ thuật từ năm 1934-1936, pháp bắt đầu tiến hành làm thủy lợi nhưng sau đó phải dừng lại vì chiến tranh thế giới thứ ii. tưởng mọi chuyện quên đi nhưng ngày 15/6/1957, trong chuyến về thăm hà tĩnh, khi nói chuyện với cán bộ lãnh đạo tỉnh, bác hồ đã nhắc nhở hà tĩnh cần lục lại và nghiên cứu hồ sơ hồ để khi nào có thời cơ thì tiến hành xây dựng. mới biết tầm nhìn chiến lược thiên tài của bác ngay từ lúc ấy đã biết lo cho mai sau.

Kẻ gỗ vốn tên của một làng việt cổ xã cẩm duệ, nay thuộc xã cẩm mỹ cách trung tâm thành phố hà tĩnh khoảng 20km về phía nam. xưa nằm dọc theo hai bờ sông rào cái (còn gọi là sông ngàn mọ). rào cái là dòng sông hội tụ của hàng triệu khe suối từ dãy trường sơn đổ về. mưa nắng thì rào cái khô hạn, mùa mưa thì chảy quá nhanh, quá mạnh trở thành tai ương cho cả vùng phía nam hà tĩnh. hôm bác về thăm còn có ông trần đăng khoa lúc đó là bộ trưởng xây dựng thủy lợi và kiến trúc đã giao cho viện thủy lợi lục tìm hồ sơ thời pháp. đặc biệt sau đó, tổng bí thư lê duẩn đã trực tiếp nhiều lần làm việc với tỉnh nghệ tĩnh để bàn việc xây hồ.

Khi chúng tôi đến hồ thì công trình đường và cầu bắc từ đất liền ra đền như một cái nơ thắt trên mái tóc sóng sánh ánh nước mặt trời. để nhân dân thuận lợi khi đến dâng hương vãn cảnh đền năm 2016, ubnd tỉnh hà tĩnh đã phê duyệt dự án đầu tư công trình đường và cầu bắc từ đất liền ra hồ với tổng mức 24,9 tỷ đồng. trong đó, vốn ngân sách tỉnh 7,5 tỷ, vốn xã hội hóa 14,7 tỷ do sở gtvt hà tĩnh làm chủ đầu tư đảm bảo thi công chất lượng, thẩm mỹ và hoàn thành đúng kế hoạch khánh thành vào dịp 110 năm ngày sinh cố tổng bí thư.

Bây giờ, trước mắt chúng tôi, hồ nước khổng lồ dài hơn 30km với trữ lượng 350 triệu mét khối tưới cho gần 17.000ha lúa, màu cho các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thành phố Hà Tĩnh và phía Bắc huyện Kỳ Anh. Để tỏ lòng thành kính và tri ân công lao to lớn của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, được sự thống nhất của gia đình, tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định đầu tư xây dựng đến thờ cố Tổng Bí thư tại hòn đảo này từ năm 2011 nhân kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh (1831-2011). Sau 3 năm xây dựng, đền thờ hoàn thành, trở thành địa chỉ văn hóa tâm linh hấp dẫn và được khánh thành vào ngày 18/1/2014. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã vào dự. Khi nghe tôi hỏi:

- Tại sao hòn đảo này lại được gọi là đảo Lê Duẩn?

Ông Đào Văn Tinh trầm tư một chút và nhớ lại:

- Hôm Tổng Bí thư về đây đã cùng các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Trương Kiện đã đi khảo sát trên hồ. Hiện nay, tấm ảnh đen trắng đó còn được trưng bày trong đền thờ cố Tổng Bí thư. Chính xác đó là ngày 02/05/1979 mà hồ thì đã hoàn thành trước đó vào tháng 8/1978. Mấy chiếc thuyền máy rẽ sóng tháp tùng Tổng Bí thư đi một vòng quanh hồ, lúc về đến hòn đảo gần sát bờ này thì trời đã trưa. Tổng Bí thư đề nghị được lên thăm đảo mà mắc chiếc võng bạt dã chiến của quân đội nằm nghỉ dưới bóng mát của những tán cây rì rào nắng xanh.

Ngôi đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn nhìn từ trên cao.

Đền thờ cố tổng bí thư lê duẩn tọa lạc trên đỉnh một ngọn đồi. ngày trước, ngọn đồi này cùng nhiều ngọn đồi khác từ bờ ra có thể đi bộ nhưng khi xả nước hồ ngập tràn thành biển hồ thì ngọn đồi biến thành hòn đảo nhỏ xinh xắn. từ trên cao nhìn xuống, ngôi đền giống như một đài hoa bát giác tám cạnh. từ bờ nước lên đền có một con đường bậc tam cấp được lát bằng những khối đá xứ thanh màu xám vững chãi. kiến trúc ngôi đền giản dị, mộc mạc nhưng không giản đơn với những hàng cột lim chắc chắn. trong đền có bức tượng bán thân của cố tổng bí thư nặng hơn 1 tấn bằng đồng. ở giữa là bàn thờ cố tổng bí thư, hai bên là hai bàn thờ các anh hùng liệt sĩ và các bà mẹ việt nam anh hùng. ở đây có nhiều bức ảnh tư liệu quý, hình ảnh những lần tbt về thăm. phía ngoài ngôi đền còn có cây thiên tuế của nguyên chủ tịch nước trần đức lương và cây bồ đề của nguyên chủ tịch nước trương tấn sang trồng khi về thăm…

Chúng tôi trở về Cẩm Duệ và được chị Dung - Phó Tuyên giáo Huyện ủy vốn là một cô giáo dạy sử đưa đi thăm Am tháp đá. Có lẽ Dung muốn được chúng tôi sống lại không gian lịch sử một thời với bao dấu ấn trên vùng đất này. Tôi hỏi Dung:

Sao người ta gọi đền thờ cố Tổng Bí thư là đền thiêng?

Dung nói:

Thiêng ở đây là tình cảm thiêng liêng trong lòng mỗi người anh ạ. Những lần về, bao giờ cố Tổng Bí thư cũng dành thời gian trò chuyện với dân làng. Đặc biệt là lần về thăm Am tháp Cẩm Duệ để bái tổ và thăm cố hương vào ngày 4/4/1979. Còn cổ tháp này thì thiêng thật vì có một kiểu kiến trúc rất đặc biệt với nghệ thuật lắp ghép, gọt, đẽo đá khối xếp chồng khít lên nhau không cần miết vôi vữa keo dính, thế mà hơn 500 năm vẫn uy nghi vững chãi với thời gian.

Dung kể cho chúng tôi truyền thuyết về am tháp cẩm duệ bắt đầu từ nguồn gốc theo truyền phả của họ lê cẩm duệ vốn từ họ hồ. ông tổ là hồ tiết tăng sống ở vùng biển kỳ la. sau sự kiện hồ qúy ly bị bắt ở núi thiên cầm (kỳ la) và hồ hán thương bị bắt ở núi cao vọng (kỳ hoa), hồ tiết tăng sợ họ hồ bị liên lụy nên đổi thành họ lê và chuyển dời lên vùng đá bạc sinh được 3 người con là lê am, lê mậu tài và một người nữa. sau đó, cụ hồ tiết tăng vốn thông thạo địa dư vùng đất này đã hiến kế giúp quân lê lợi xây dựng lực lượng nghĩa quân góp sức đánh thắng quân minh. vua lê xét công lao của cụ hồ tiết tăng giúp đỡ nghĩa quân lam sơn thưởng nhiều tiền bạc và cho 3 người con trai ra thăng long ăn học. do có công lao đức độ và phục vụ cung đình nên lê am được vua ban đặc ân chọn sinh phần (chọn đất để an táng khi còn sống). lê am đã dựa vào thuyết phong thủy chọn doi đất cao gần sông ngàn mọ - con sông mạch nguồn đã bồi đắp cho cuộc sống dân làng mỹ duệ quê hương. được vua chuẩn y cung cấp tiền và ra chiếu du cho tổng mỹ duệ cùng 14 dòng họ trong xã góp công xây am tháp. am xây sâu 10 thước (4m) theo hình xoắn ốc, bên trên xây tháp đặt tượng thờ phật. toàn bộ ngôi tháp được đúc ghép bằng đá cùng với tượng phật và voi ngựa đá đều được tạo tác từ ngoài hải dương được quân lính chở thuyền về đây. huyệt mộ của lê am được táng ở am tháp này. sau đó, họ lê mỹ duệ phát triển thành một dòng họ lớn vào hàng vọng tộc, học hành đỗ đạt, nhiều người giỏi được bổ nhiệm làm quan trong triều đình nhà lê. đến thời nhà mạc, do người họ lê là cựu thần nhà lê tên là lê mạc làm đến chức trung tể không phụng sự triều mạc (mạc đăng dung 1527-1529), do đó có sự hiềm khích sợ nhà mạc trả thù nên đã di chuyển vào sinh sống ở làng bích la đông (quảng trị) - đó chính là liệt tổ của cố tổng bí thư lê duẩn.

Về Cẩm Duệ, chúng tôi còn được cán bộ xã đưa đến thăm ngôi trường mẫu giáo mang tên Lê Duẩn, ngôi trường này xây dựng hơn 4 tỷ đồng, trong đó ông Lê Kim Trung - con của cố Tổng Bí thư đóng góp 2 tỷ đồng. Khi chúng tôi đến, các cháu đang ăn trưa. Các em nhỏ lễ phép râm ran chào chúng tôi rồi thích thú chụm đầu vào nhau để được chụp ảnh. Tôi nghĩ: giá như có một phép nhiệm màu kỳ diệu nào đó trưa nay cố Tổng Bí thư cũng về đây thì vui biết chừng nào. Một thế hệ tương lai đang được gieo mầm, ươm mầm trên mảnh đất Cẩm Duệ quê ông.

Tôi lại nhớ bức tượng bán thân bằng đồng của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đặt trang trọng trong ngôi đền thiêng trong hồ Kẻ Gỗ. Đôi mắt ông nhìn ra xa nghiêm nghị mà có gì thật gần gụi thân quen. Đôi mắt như chớp chớp với nụ cười khoáng đạt hồn hậu và giọng nói Quảng Trị đặc sệt miền gió Lào cát trắng. Những âm điệu, ngữ điệu ấy là tiếng lòng thân thương chẳng bao giờ quên được.

Nguyễn Ngọc Phú

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ke-go-la-day-n161481.html)
Từ khóa: kẻ gỗ

Chủ đề liên quan:

kẻ gỗ

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY