Kinh tế xã hội hôm nay

Kế hoạch thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ em trong gia đình năm 2021

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 1642/QĐ-BVHTTDL về Kế hoạch thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ em trong gia đình năm 2021.

Theo đó, nội dung của kế hoạch bao gồm việc in và phát hành tài liệu tuyên truyền về vai trò của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em. trên cơ sở tài liệu tuyên truyền về vai trò của gia đình trong phòng, chống xâm hại trẻ em đã được biên soạn vào năm 2020, tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật các thông tin, số liệu về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Dự kiến sô lượng in 3.000 cuốn, mỗi sở văn hóa, thể thao và du lịch, sở văn hóa và thể thao các tỉnh/thành 45 cuốn, lưu tại vụ gia đình 165 cuốn. phát hành tài liệu tuyên truyền về vai trò của gia đình cùng với bộ tài liệu tổng kết chiến lược phát triển gia đình việt nam đến năm 2020 (đã hoàn thành việc in ấn trong năm 2020).

Kế hoạch thực hiện hoạt động chăm sóc trẻ em trong gia đình năm 2021 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Plan International Việt Nam

Bên cạnh đó, kế hoạch còn xây dựng clip tuyên truyền về phòng, chống xâm hại trẻ em trong gia đình. nội dung tuyên truyền về các kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em trong gia đình; các hình thức xâm hại trẻ em; những điều cần nhớ để phòng, chống xâm hại khi ở nhà; một số kỹ năng cơ bản dành cho các thành viên gia đình để phòng, chống xâm hại trẻ em như: kỹ năng kiềm chế cơn tức giận, cảm xúc tiêu cực, quy tắc 5 ngón tay, quy tắc đồ bơi…

Các nội dung cần làm rõ thông điệp "Đòn roi không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng" và mọi hành vi xâm hại trẻ em là vi phạm pháp luật, chuẩn mực văn hóa, đạo đức gia đình. Nội dung clip khoảng 10 phút, được thể hiện đa dạng dưới hình thức nhân vật hoạt hình, sự tham gia của nhà quản lý/chuyên gia và các thành viên gia đình, sau khi hoàn thành sẽ được phát sóng trên Kênh VTC1 – Kênh truyền hình giải trí tổng hợp.

Bộ vhttdl cũng yêu cầu vụ gia đình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu và triển khai thực hiện hoạt động được phân công tại kế hoạch. trong quá trình triển khai kế hoạch, nếu có vấn đề phát sinh, bất cập, vụ gia đình có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo lãnh đạo bộ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tiến độ đề ra.

Thủy Bích

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/ke-hoach-thuc-hien-hoat-dong-cham-soc-tre-em-trong-gia-dinh-nam-2021-19202126592722837.htm)

Tin cùng nội dung

  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY