Theo thư bạn mô tả thì đó là những dấu hiệu bị vôi hóa tuyến nước bọt hay còn gọi là sỏi tuyến nước bọt. vôi hóa tuyến nước bọt thường là do canxi có trong nước bọt lắng đọng quanh khối viêm lâu dần tạo thành sỏi. viên sỏi này nằm chắn ngay tuyến nước bọt và khi người bị bệnh ăn, nhai làm tuyến nước bọt bị kích thích, sưng phồng. nước bọt không thoát ra được nên chèn ép gây đau. sau khi ăn xong, nước bọt tiết ra miệng từ từ, vì vậy tuyến nước bọt sẽ xẹp xuống. chính vì vậy, nhiều bệnh nhân chủ quan cho rằng bệnh đã tự hết hoặc không nguy hiểm. cho đến khi viên sỏi quá lớn, bít cả tuyến nước bọt, gây sưng phồng và đau nhiều họ mới chịu đi khám. khi sỏi tắc nghẽn lâu, nó có thể gây viêm tấy, áp-xe tại vùng tuyến như sưng, nóng, đỏ, đau tại vùng góc hàm và dưới hàm, bệnh nhân có thể sốt cao, thậm chí rét run. tổ chức viêm có thể tạo thành ổ áp-xe, gây tổn thương dây thần kinh chi phối hoạt động của các cơ mặt, gây liệt mặt.
Điều trị vôi hóa tuyến nước bọt bằng cách phẫu thuật lấy sỏi. tuy nhiên, nếu sỏi to bác sĩ phải cắt luôn cả tuyến nước bọt, để lại sẹo ở phía ngoài khuôn mặt. bên cạnh đó, chức năng tiết nước bọt bị hạn chế, gây ảnh hưởng đến quá trình nhai và tiêu hóa. chụp xquang sẽ giúp chẩn bệnh rõ ràng. vì vậy người bệnh nên đi khám sớm khi có dấu hiệu bệnh để được điều trị kịp thời.