OceansAsia, một tổ chức môi trường cơ sở có trụ sở tại Hong Kong, đã báo cáo vào đầu tháng rằng khẩu trang dùng một lần được tìm thấy dưới nước và dưới đáy biển, bị mắc kẹt trong lưới võng cùng các mảnh rác vụn khác.
"Mất hàng trăm năm, một chiếc khẩu mới phân hủy thành microplastic, loại microplastic hiện đang được tìm thấy ở trong cơ thể của các loài cá mà con người ăn hàng ngày, hay trong muối biển và thậm chí cả nước biển", tổ chức OceansAsia cho biết đồng thời khuyến nghị mọi người nên chuyển sang sử dụng khẩu trang có thể tái sử dụng nếu có thể.
Các vùng biển Nhật Bản đã chứng kiến sự gia tăng rõ rệt số lượng khẩu trang dùng một lần thời gian gần đây, Masahiro Takemoto, một thợ lặn chuyên nghiệp và nhà hoạt động môi trường cho hay.
Ở phía bên kia của thế giới, chất thải y tế đã và đang thêm vào tình trạng ô nhiễm rác thải dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Âu.
"Hơn 2 tỷ khẩu trang dùng một lần đã được đặt hàng (ở Pháp), chẳng mấy chốc mà số lượng khẩu trang bị thải ra biển nhiều hơn cả sứa ở vùng biển Địa Trung Hải", theo Laurent Lombard thuộc nhóm hoạt động môi trường Pháp có tên 'Operation Mer Propre", cho biết trong một bài đăng trên Facebook ngày 23/5.
Kêu gọi người dân và chính phủ hành động để bảo vệ môi trường, nhóm Cote d’Azur, chuyên có các hoạt động dọn dẹp môi trường cảnh báo, "bây giờ chỉ là khởi đầu và nếu không có gì thay đổi, nó sẽ trở thành thảm họa sinh thái thực sự".
Suy thoái kinh tế do đại dịch virus gây ra đã làm giảm lượng khí thải carbon khi hoạt động đánh bắt cá và khoan dầu ngoài khơi cùng các dự án phát triển ven biển phải dừng. Nhưng những tác động đó chỉ là ngắn hạn, theo Chương trình Phát triển LHQ và các tổ chức cho hay.
Các chuyên gia cho biết, việc tạm dừng các hoạt động kể trên sẽ không dẫn đến việc giảm nồng độ carbon dioxide trong bầu khí quyển Trái đất và không đủ để sinh vật biển phục hồi sau khi đánh bắt quá mức, các chuyên gia cho biết.
Trên thực tế, nạn săn trộm ở châu Phi và châu Á được cho là đang gia tăng khi các tàu tuần tra và các hoạt động giám sát khác đã không thể thực hiện do ảnh hưởng đại dịch/
Nirmal Shah, giám đốc của Nature Seychelles, một tổ chức môi trường tại Tây Ấn Độ Dương, đã đề cập đến một tình huống thảm khốc ở châu Phi trong một hội thảo trực tuyến vào tháng 6.
Khu bảo tồn biển Seychelles, phần lớn được tài trợ bởi du lịch đã bị ảnh hưởng khi không có khách thời gian qua. Nhiều hướng dẫn viên đã bị bỏ lại mà không có thu nhập và đã chuyển sang câu cá, dẫn đến sự gia tăng nạn săn trộm, Nirmal Shah nói.
Tổng thư ký LHQ ông Antonio Guterres đã nhấn mạnh sự cần thiết của các quốc gia trong việc cùng hành động để bảo tồn sự bền vững của các đại dương.
"Khi chúng ta nỗ lực để chấm dứt đại dịch và xây dựng lại tốt hơn, chúng tôi có cơ hội và trách nhiệm để điều chỉnh mối quan hệ của chúng ta với thế giới tự nhiên, bao gồm cả biển và đại dương trên thế giới", ông Guterres nói trong một đoạn video vào Ngày Đại dương Thế giới 8/6.