1. Làm HLV và cầu thủ, những buổi tập thể lực và chiến thuật đâu đã đủ, bạn phải tập… nghe chửi nữa. tạo ra một thứ cảm xúc thật mãnh liệt, nó kích thích thứ cảm xúc cực đoan ở mỗi con người. Thắng thì ca tận mây xanh, thua thì vùi xuống sát đất. Đấy đâu phải là chuyện riêng của ta.
Hãy nhìn đội tuyển Đức. Mấy năm trước còn được cả thế giới ngưỡng vọng, được nước Đức xem như những anh hùng dân tộc. Sau thất bại ở World Cup 2018 mới đây đã bị vùi dập không thương tiếc. Mesut Oezil, ngày nào còn là biểu tượng của hòa hợp dân tộc, nay bị quy chụp là kẻ vong ân, Ph*n qu*c.
Các HLV cũng hiểu rất rõ sự bạc bẽo này. Khi đôi bóng thua, họ bị CĐV chửi tại sân, bị phóng viên chất vấn trong phòng họp báo và tối về đọc hết những lời thóa mạ trên diễn đàn. Thế nên những cầu thủ và HLV đỉnh cao, họ đã phải trang bị cho mình sự lạnh lùng, biết phớt lờ dư luận để tập trung tối đa vào công việc của mình.
Bóng đá kết nối người ta ghê gớm hơn nhạc giao hưởng hay tôn giáo. Bởi vì khi dõi theo một đội bóng, ta thấy sự đồng lòng của một tập thể, khát vọng tiến lên của mỗi cá nhân.
Albert Camus, nhà văn, triết gia nổi tiếng người Pháp, khi còn trẻ đã từng làm thủ môn. Và ông nói: "Sau nhiều năm quan sát mọi thứ, tôi hiểu được đạo nghĩa và bổn phận con người là thông qua bóng đá". Khi được hỏi phải chọn giữa nghệ thuật và bóng đá, Camus cũng đáp ngay: "Tôi chọn bóng đá".
Camus chơi cho một đội bóng nhỏ của Pháp thôi, nhưng đã ngộ ra đạo lý ấy, lẽ nào những cầu thủ đã khoác lên mình máu áo đội tuyển, mang theo niềm hy vọng của hàng triệu con người lại không nhận ra. Từ Thường Châu trở về, những người hùng U23 được theo dõi sát sao. Tiền bạc, danh tiếng, cám dỗ ào đến với họ. Và người hâm mộ thấy họ vẫn là họ, vẫn chuyên cần tập luyện, vẫn thân thiện hòa nhã, rất đoàn kết.
2. Trước trận tranh hạng ba , trên cộng đồng mạng lan truyền bộ ảnh các tuyển thủ chia nhau một... quả mít. Hay họ hùa nhau ném trợ lý Lê Huy Khoa xuống bể bơi. Họ, những "public figure" (người của công chúng) đúng nghĩa với hàng triệu followers, với tick xanh Facebook, với sức ảnh hưởng không kém những ngôi sao giải trí, sau tất cả vẫn chỉ là những thanh niên đôi mươi, rất ngoan và cầu thị.
Người hâm mộ đôi khi ném trách nhiệm lên đầu những VĐV thể thao nhiều quá. Khi Ánh Viên không đạt thành tích tốt, hàng loạt những comment thóa mạ ở các tờ báo và diễn đàn: "Thật là phí tiền, sao không lấy tiền ấy đầu tư cho điền kinh". Hay Hoàng Xuân Vinh, bị mỉa mai là "dạo này hay bắn ra ngoài nhỉ".
Những kẻ ấy đâu có biết quái gì về đời VĐV. Họ đâu có đặt mình vào vị thế của các VĐV, những người hiếm khi có thời gian cho riêng mình, chỉ biết tập luyện và thi đấu. David Beckham từng nói: "Tôi không có thời gian cho những thú vui. Cuối cùng, tôi bèn phải xem nghề nghiệp của mình chính là một thú vui. Và tôi học cách thích những gì mình làm, khi chẳng còn được làm những gì mình thích".
Và trong vô vàn những thứ mà Beckham, Hoàng Xuân Vinh, Ánh Viên hay các cầu thủ U23 không thích, có cả những bình luận tiêu cực. Nhưng nhân tại giang hồ, thân bất do kỷ. Đã dấn thân vào cuộc đời thể thao chuyên nghiệp, tất nhiên họ phải lường trước cái kịch bản muôn đời nay khen mai chê ấy.
Huống chi những kẻ chê bai kia chỉ là thiểu số. Họ là những người không hiểu được giá trị cốt lõi của thể thao: là chiến đấu, chứ không phải chiến thắng. Trong mọi cuộc tranh tài, chỉ có một kẻ chiến thắng cuối cùng, nhưng ta đâu thể coi những người đứng dưới nhà vô địch là kẻ chiến bại. Không ai xem họ là kẻ chiến bại nếu như họ đã chiến đấu đến tận lực.
Cách đây chỉ một năm thôi, ai mà dám bảo Việt Nam sẽ lọt vào vòng bốn đội mạnh nhất Asiad, lại chẳng bị cộng đồng cười chê cho rớt cả răng sao? Cũng những cầu thủ này thôi, trước khi HLV Park Hang Seo đến, đã thất bại ở SEA Games đó thôi.
Nên những người chất chứa trong lòng những cảm xúc tiêu cực, hãy cứ để họ thóa mạ, chửi bới. Cách tốt nhất chúng ta co thể làm là cũng giống như HLV Park và các cầu thủ, là… phớt lờ chúng, không để chúng ảnh hưởng đến mình. Ví như con sâu trong nồi canh, ta có hai lựa chọn: đổ nguyên nồi canh không ăn nữa hoặc… vớt con sâu ra và ăn tiếp.
Nhà văn Anh Anthony Burgess viết: "Kinh thánh bảo một tuần có bảy ngày. Năm ngày là dành cho lao động. Ngày thứ Bảy ta tôn vinh Chúa (nên được gọi là Chúa Nhật). Vậy ngày còn lại ta làm gì? Ta dành cho bóng đá".
Trận tranh HCĐ chính là ngày dành cho bóng đá vậy. Tạm quên đi công việc và phiền não, khi quả bóng lăn đi, dù chỉ là trận tranh huy chương đồng, chúng ta sẽ thấy mình tạm thời thoát ra khỏi thế giới này, để chỉ nhìn vào cái màn hình bé nhỏ, nơi có quả bóng bé xíu.
Sau trận đấu, ta có thể thật vui, có thể thật buồn, nhưng thứ adrenaline chảy rần rật trong người ta suốt 90 phút không tiền bạc nào mua được, không chất kích thích nào sánh bằng. Và ta có được thứ cảm xúc ấy… miễn phí, việc gì còn phải nặng lòng với… những con sâu.
Chủ đề liên quan:
Asiad ASIAD 2018 Bình Bồng Bột Ảnh: Đạt Đậu bóng đá việt nam con sâu công phượng kết quả u23 việt nam vs u23 hàn quốc park hang seo tỉ số u23 việt nam vs u23 hàn quốc tin nóng trong ngày u23 uae u23 việt nam U23 Việt Nam gặp U23 UAE u23 việt nam vs U23 UAE việt nam