Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Không cần Thuốc, đánh bay cảm lạnh, cảm cúm bằng đồ uống từ nguyên liệu nhà nào cũng có

Không những là gia vị phổ biến trong nhà bếp, gừng còn là một loại Thuốc cực quý trong Đông y. Vào mùa đông, bạn có thể sử dụng các loại đồ uống làm từ gừng để trị cảm lạnh, cảm cúm hiệu quả.

Theo các nghiên cứu khoa học, gừng tươi có thể chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa… Gừng khô có thể chữa các chứng đau bụng do lạnh, hay chướng bụng đầy hơi, ho có đờm… Trong nhiều bài Thuốc Đông y, gừng thường xuyên được sử dụng. 

Đặc biệt, bạn có thể dùng gừng để trị cảm lạnh, cảm cúm vào mùa đông. sau đây là 2 cách pha chế giúp bạn đánh bay chứng cảm lạnh cảm cúm khó chịu trong những ngày rét buốt mà không cần phải uống kháng sinh.

1. Nước gừng mật ong

Để làm nước gừng mật ong, chúng ta cần những nguyên liệu sau:

- Một nhánh gừng tươi.

- 300ml nước.

- 3 thìa cà phê mật ong.

Cách làm

- Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái lát hoặc đập dập.

- Cho gừng đã thái lát hoặc đập dập vào cốc, đổ nước sôi vào, ngâm khoảng 10-15 phút.

- Cuối cùng cho mật ong vào, khuấy đều và thưởng thức.

Cách sử dụng nước gừng mật ong

Khi có những triệu chứng của bệnh cảm cúm, cảm lạnh như: hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng… bạn có thể uống nước gừng mật ong 2 lần mỗi ngày. thời điểm tốt nhất để uống hỗn hợp này là sau bữa sáng và sau bữa tối. chỉ cần kiên trì uống nước gừng mật ong 1 - 3 ngày, các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm sẽ thuyên giảm và biến mất.

2. Nước gừng muối biển

Để làm nước gừng muối biển, bạn cần:

- Khoảng 50g gừng già.

- 20g muối hạt.

- 1 lít nước lọc.

Cách làm

Gừng chọn củ già, rửa sạch dưới vòi nước và gọt vỏ. Sau đó, dùng cối giã nhỏ. Cuối cùng, cho gừng vào nồi, nấu chung với muối hạt và nước lọc. Khi hỗn hợp sôi, bạn vặn nhỏ lửa, để trên bếp khoảng 5 phút rồi tắt. 

Cách sử dụng nước gừng muối biển

Cũng như nước gừng mật ong, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu cảm lạnh, cảm cúm, bạn nên dùng ngay nước gừng muối biển 2 lần mỗi ngày. Kiên trì dùng 1 - 3 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu cháo gừng vào mùa đông để giải cảm.

Những người không nên sử dụng gừng tươi

Mặc dù có tác dụng rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được loại nguyên liệu này. dưới đây là những người không nên sử dụng gừng tươi:

- Những người bị đau dạ dày, đại tràng: Các thành phần của gừng có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, đại tràng và ruột. Nếu đang mắc các căn bệnh về dạ dày, đại tràng, sử dụng gừng tươi có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

- Phụ nữ có thai: Trong những tháng cuối của thai kì, sử dụng gừng tươi có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho thai phụ.

- Những người bị mắc các căn bệnh về gan, mật không nên sử dụng gừng nếu không muốn bệnh trở nên nặng hơn.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Ngọc Điệp (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/khong-can-thuoc-danh-bay-cam-lanh-cam-cum-bang-do-uong-tu-nguyen-lieu-nha-nao-cung-co-346778)

Tin cùng nội dung

  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY