Kinh tế xã hội hôm nay

Không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình từ 18 giờ đến 21 giờ

Với 351/442 đại biểu tán thành (chiếm 72,52%), Quốc hội đã đồng ý đưa quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em vào dự thảo luật.

Chiều ngày 03/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội tiến hành lấy ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hệ thống điện tử đối với một số nội dung trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình từ 18 giờ đến 21 giờ

Các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua quy định về quản lý quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu, bia.

Theo đó, hai phương án để lựa chọn bao gồm: “Quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em";

Hoặc "Quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình từ 19 giờ đến 20 giờ hằng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em".

Kết quả, với 351/442 đại biểu tán thành (chiếm 72,52%), Quốc hội đã đồng ý đưa quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em vào dự thảo luật.

Quy định liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông: 2 phương án đều chưa quá bán

Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về nội dung đầu tiên liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông, có 02 Phương án được đưa ra là:

Phương án 01: Quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn.

Phương án 02: Quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

Biểu quyết bằng hệ thống điện tử đối với phương án 01, đã có 214/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 44,21% tổng số đại biểu Quốc hội) và có 212/441 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 43,80% tổng số đại biểu Quốc hội).

Với phương án 02, đã có 240/417 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 49,59% tổng số đại biểu Quốc hội) và có 169/417 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 34,92% tổng số đại biểu Quốc hội).

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, kết quả biểu quyết cho thấy cả 02 phương án đều chưa được quá 50% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

Chưa quy định về thời gian cấm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ

Liên quan đến quy định về thời gian bán rượu bia, có 02 phương án được đưa ra:

Phương án 01: Bổ sung quy định thời gian cấm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ từ 22h đến 8h sáng hôm sau.

Phương án 02: Không quy định về việc hạn chế thời gian bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ.

Biểu quyết bằng hệ thống điện tử đối với phương án 01, đã có 224/440 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 46,28% tổng số đại biểu Quốc hội) và có 206/440 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 42,56% tổng số đại biểu Quốc hội).

Với phương án 02, đã có 214/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 44,21% tổng số đại biểu Quốc hội) và có 206/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 42,56% tổng số đại biểu Quốc hội).

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, kết quả biểu quyết cho thấy cả 02 phương án đều chưa được quá 50% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

Dự kiến, toàn bộ dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia sẽ được thông qua vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp (14/6).

Trước đó, chiều ngày 23/5 vừa qua, Quốc hội đã nghe trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và thảo luận tại hội trường về các nội dung dự án Luật này.

Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có bố cục gồm 7 chương, 36 điều quy định các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia, bao gồm: biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

D.Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bao-noi-bao-hinh-khong-duoc-quang-cao-ruou-bia-tu-18h-den-21h-hang-ngay-n158456.html)

Tin cùng nội dung

  • Rượu, bia là yếu tố nguy cơ thứ 4 trong 8 yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển...
  • Bất cứ loại bia nào cũng chứa rượu tức cồn tuyệt đối với hàm lượng thường là 2 - 4%.Và mọi thứ nguy hại của rượu bia chính là tác dụng của rượu nếu uống không chừng mực.
  • Đây là vụ T*i n*n giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên đường đèo dốc trong điều kiện thời tiết xấu ở Lào Cai
  • Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia của Bộ Y tế gần đây có điểm cấm bán rượu bia sau 22 giờ đã gây dư luận nhiều chiều.
  • Ngày Tết là dịp có đầy đủ các yếu tố làm cho cơn đau dạ dày có điều kiện thuận lợi tái phát nếu người bệnh không thực hiện các chế độ ăn uống và sinh hoạt chặt chẽ.
  • Giáng sinh và Tết dương lịch sắp đến, chắc chắn ai cũng đã có dự định tham gia tiệc tùng với gia đình, bạn bè và việc từ chối uống rượu bia gần như không thể. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn ít mất sức nhất sau những ngày nghỉ.
  • Khi có va chạm, hãy gắn chặt mình vào ghế ôtô, ở tư thế cuộn tròn, cúi đầu càng thấp càng tốt, dùng tay ôm đầu để tạo thành một khối chặt
  • Có một tỷ lệ không nhỏ nạn nhân bị T*i n*n giao thông Tu vong do không được sơ cứu, sơ cứu không đúng cách và không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời.
  • Nhiều người bị T*i n*n nhưng do trước khi đưa đi cấp cứu không được sơ cứu đúng cách, khiến tình trạng chấn thương thêm trầm trọng.
  • Nhiều người bị T*i n*n nhưng do trước khi đưa đi cấp cứu không được sơ cứu đúng cách, khiến tình trạng chấn thương thêm trầm trọng, nhất là đối với tài xế.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY