Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Các đồ ăn, uống dễ tạo ra nồng độ cồn như uống rượu bia

Dù không uống rượu bia, hơi thở của bạn vẫn có thể có nồng độ cồn nếu đã ăn, uống những loại thực phẩm này.

Các loại thực phẩm chứa tinh bột hoặc đường cũng có thể tạo ra nồng độ cồn. ảnh: architecturaldigest.

Theo các chuyên gia, ngoài những đồ uống có cồn như rượu, bia, không ít thực phẩm, món ăn, thậm chí là thuốc có thể sẽ khiến kết quả thử nồng độ cồn biểu hiện dương tính.

Đồ ăn, uống có thể tạo ra nồng độ cồn

Dưới đây là những thực phẩm dễ tạo ra nồng độ cồn mà bạn cần lưu ý:

– Thuốc, nước súc miệng: Khoảng 130 chế phẩm thuốc chữa bệnh, 14 chế phẩm vitamin, được bào chế dưới dạng dung dịch hoặc các loại nước súc miệng mà thành phần có cồn.

– một số loại thực phẩm chứa tinh bột hoặc đường có thể xuất hiện phản ứng lên men chuyển hóa thành rượu theo cách tự nhiên. một số món ăn được chế biến với lượng cồn nhỏ như cá hấp bia, thịt bê sốt rượu marsala, các món thịt hầm.

Nghiên cứu chỉ ra thịt hấp, nấu có bia rượu sẽ giữ lại 85% lượng cồn, thịt ướp giữ 70% lượng cồn, phải đun kỹ 150 phút, lượng cồn mới giảm xuống còn 5% so với khi sơ chế.

– Một số thực phẩm như các loại trái cây chín, có lượng đường cao (vải, sầu riêng, chôm chôm…), các loại kẹo cao su không đường, protein bars; các loại nước sốt cay nóng; các món ăn sử dụng bia, rượu mạnh, rượu vang trong quá trình chế biến.

– Giấm ăn cũng là thực phẩm chứa một lượng nhỏ cồn, giúp giảm bớt lượng muối, giảm bớt chất béo. Giấm đa dạng bao gồm giấm bỗng rượu, giấm trắng, giấm táo, giấm rượu vang, giấm lúa mạch nha, giấm Balsamic, giấm dừa, giấm nho, giấm bia.

– một số loại đồ uống như thức uống năng lượng, bia hoặc rượu vang không cồn, soda lên men.

– Ngoài ra, với vài trường hợp ít gặp, người bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc người mắc hội chứng tự sinh rượu (còn gọi là hội chứng say xỉn không do uống rượu) cũng có thể có kết quả dương tính khi kiểm tra nồng độ cồn.

Giấm táo cũng là loại thực phẩm có chứa lượng cồn nhỏ.

Cách xử lý khi ăn, uống các thực phẩm tạo ra nồng độ cồn


Theo các chuyên gia, hàm lượng cồn từ những loại thực phẩm, món ăn này rất thấp. một số món ăn có sử dụng bia, rượu mạnh, rượu vang trong quá trình chế biến, dù chỉ là một lượng nhỏ, không đủ làm say nhưng lượng cồn/rượu này sẽ có thể làm kết quả kiểm tra nồng độ cồn biểu hiện dương tính.

Với những trường hợp này, cồn chỉ có trong miệng chứ không có trong cơ thể. sau khi sử dụng đồ uống, thực phẩm có cồn, hãy đợi ít nhất 15 phút trước khi lái xe.

Trao đổi với báo phụ nữ tp.hcm, bà trần thị trang, phó vụ trưởng vụ pháp chế, bộ y tế, cơ quan soạn thảo luật phòng, chống tác hại rượu bia, cho biết thực tế, hàm lượng cồn từ các loại thực phẩm này rất thấp, tùy thuộc vào lượng sử dụng, thời điểm đo độ cồn và cũng suy giảm, đào thải rất nhanh.

Việc dừng xe kiểm tra độ cồn chỉ xảy ra khi bạn có dấu hiệu vi phạm như mặt đỏ gay, đi loạng choạng, phóng nhanh, vượt ẩu; khi có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được phê duyệt hoặc khi bạn phạm một lỗi khác mà cảnh sát nghi ngờ bạn có uống rượu bia.

Bà trang cho biết thêm trong quá trình thông tin, giáo dục, tuyên truyền thực hiện luật pháp, bộ y tế sẽ phổ biến những vấn đề về mặt khoa học để lực lượng chức năng nắm bắt được, như với những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể thì đó không phải là đối tượng để xử phạt.

Theo Zing

Link bài gốc Lấy link

https://zingnews.vn/cac-do-an-uong-de-tao-ra-nong-do-con-nhu-uong-ruou-bia-post1401413.html

Theo Zing

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cac-do-an-uong-de-tao-ra-nong-do-con-nhu-uong-ruou-bia/20230406064134857)

Chủ đề liên quan:

đồ ăn đồ uống rượu bia tinh bột

Tin cùng nội dung

  • Rượu, bia là yếu tố nguy cơ thứ 4 trong 8 yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển...
  • Bất cứ loại bia nào cũng chứa rượu tức cồn tuyệt đối với hàm lượng thường là 2 - 4%.Và mọi thứ nguy hại của rượu bia chính là tác dụng của rượu nếu uống không chừng mực.
  • Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia của Bộ Y tế gần đây có điểm cấm bán rượu bia sau 22 giờ đã gây dư luận nhiều chiều.
  • Nước có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì, chăm sóc và nâng cao đời sống, sức khỏe của con người.
  • Ngày Tết là dịp có đầy đủ các yếu tố làm cho cơn đau dạ dày có điều kiện thuận lợi tái phát nếu người bệnh không thực hiện các chế độ ăn uống và sinh hoạt chặt chẽ.
  • Giáng sinh và Tết dương lịch sắp đến, chắc chắn ai cũng đã có dự định tham gia tiệc tùng với gia đình, bạn bè và việc từ chối uống rượu bia gần như không thể. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn ít mất sức nhất sau những ngày nghỉ.
  • Việc lạm dụng đồ uống có cồn đang khiến “lò xo” của nhiều nam giới rơi vào tình trạng “trên bảo dưới không nghe” - không chỉ khả năng T*nh d*c giảm mà chất lượng tinh trùng cũng èo uột.
  • Quý ông nên giảm tiêu thụ 7 loại đồ uống dưới đây vì những loại thực phẩm này có thể làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ ham muốn T*nh d*c.
  • Các nhà họa học ở Singapore vừa cho công bố một biện pháp xét nghiệm đột phá mới, có khả năng phát hiện ngay tức khắc loại Thu*c K*ch d*c phổ biến nhất hiện nay trong đồ uống.
  • Lạnh còn kéo dài tại các tỉnh phía Bắc. Nếu như chống rét không tốt dễ gây nên bệnh tật nhất là người già và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY