Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Không hoang mang, lan truyền thông tin bịa đặt về ca nhiễm COVID-19 mới tại Hà Nội

Vào thời điểm này, rất nhiều thông tin chưa được kiểm chứng đang được lan truyền trên mạng xã hội liên quan đến ca nhiễm COVID-19 mới tại Hà Nội.

 > Bao nhiêu người đã tiếp xúc với ca nhiễm COVID-19 tại Hà Nội?

Trong đó, các thông tin "vẽ" ra hành trình đi lại của bệnh nhân, bịa đặt số ca nhiễm bệnh, vô tình hoặc cố ý gây ra sự hoảng sợ cho một bộ phận người dân tại Hà Nội. Các cơ quan chức năng đang làm hết sức mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Người dân cần cảnh giác và bình tĩnh, theo dõi thông tin từ Chính quyền thành phố Hà Nội thông qua các bản tin của các cơ quan báo chí chính thống.

Cần phải nhấn mạnh là Việt Nam đã có kinh nghiệm khi điều trị khỏi cho tất cả 16 trường hợp nhiễm dịch COVID-19 trước đó cũng như kiểm soát dịch bệnh trong suốt hơn 1 tháng qua kể từ khi phát hiện ca dương tính dịch COVID-19 đầu tiên. Do đó, người dân có thể yên tâm, tin tưởng vào cơ quan chức năng và chuyên môn của các y, bác sỹ Việt Nam.

Bên cạnh đó, người dân không nên hoảng loạn, ồ ạt đi mua đồ dự trữ hay di chuyển khỏi nơi cư trú. Những điều này là hoàn toàn không cần thiết và chỉ khiến công tác kiểm soát dịch bệnh thêm khó khăn. Cần suy nghĩ và hành động một cách logic, không hoang mang, không chia sẻ các thông tin không kiểm chứng, bởi chính điều này sẽ làm rối loạn tình hình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng chống dịch, ảnh hưởng đến toàn xã hội.

Người dân cũng nên lưu ý những khuyến cáo của Bộ Y tế về dịch bệnh. Dịch COVID-19 chỉ lây lan qua giọt bắn trong khoảng cách dưới 1m. Vì vậy, những người có biểu hiện ho, sốt cần sử dụng khẩu trang y tế. Điều quan trọng nhất vẫn là thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, hạn chế tụ tập đông người, thường xuyên vệ sinh các bề mặt đồ vật, sử dụng khẩu trang đúng cách… để phòng ngừa dịch bệnh.

Theo: VTV

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/khong-hoang-mang-lan-truyen-thong-tin-bia-dat-ve-ca-nhiem-covid-19-moi-tai-ha-noi-d40346.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY