Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Khung giờ ngủ lý tưởng cho trẻ theo từng độ tuổi để phát triển toàn diện

Đối với mỗi người, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, giấc ngủ có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể chất.

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ

Đối với trẻ, giấc ngủ quan trọng như thức ăn, nước uống hàng ngày. trẻ có những giấc ngủ sâu sẽ có lợi có sự phát toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. nếu trẻ ngủ không ngon giấc hoặc bị thiếu ngủ sẽ hay cáu gắt, quấy khóc, không tập trung, mệt mỏi. lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trong khi ngủ, cơ thể tiết ra lượng hormone tăng trưởng nhiều gấp 4 lần khi thức. Lúc chúng ta ngủ hormone tăng trưởng mới sản sinh ra, sau 1 tiếng lượng hormone sẽ đạt đỉnh, thường là từ 22 giờ tới 1 giờ. Nếu trẻ bỏ lỡ quãng thời gian hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất thì sẽ gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng.

Ảnh minh họa.

Khi ngủ, não bộ nạp lại năng lượng nên một giấc ngủ sâu sẽ giúp tăng cường trí nhớ, độ tập trung và khả năng học tập của trẻ. theo nghiên cứu, những đứa trẻ không được ngủ đúng giờ cho tới năm 3 tuổi sẽ gặp phải những vấn đề liên quan đến khả năng nhận thức, khả năng đọc và kỹ năng toán học. vì vậy mà các nhà khoa học kết luận rằng 3 năm đầu đời là thời điểm trẻ đặc biệt nhạy cảm với giấc ngủ và có một mối liên hệ khăng khít giữa giấc ngủ đối với sự phát triển não bộ của trẻ.

Thời gian ngủ đủ cho trẻ theo từng độ tuổi

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh chưa có giờ đi ngủ lý tưởng vì trẻ chưa có bất kỳ nhịp sinh học nào. Trẻ thường ngủ chập chờn, mỗi giấc kéo dài từ 2-4 giờ cả ngày lẫn đêm.

Trẻ từ 1-4 tháng tuổi

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 20 – 23h. Những bé trong độ tuổi này vẫn đang phát triển và bú đêm.

Trẻ từ 4-8 tháng tuổi

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là khoảng 19h30. việc ngủ trưa thường xuyên và đi ngủ sớm hơn giúp các bé có được giấc ngủ cần thiết để phát triển thể chất và tinh thần đáng kể.

Đối với trẻ 1-8 tháng tuổi, tổng thời gian ngủ nên đạt 14-15 giờ.

Trẻ từ 8-10 tháng tuổi

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 17h30 – 19h. trẻ ở độ tuổi này có thể chỉ ngủ ngắn 2 giấc (vào khoảng 9 giờ sáng, 1 giờ chiều). giờ đi ngủ đêm không kéo dài hơn 3,5 giờ sau khi giấc ngủ ngắn thứ 2 kết thúc. giờ đi ngủ đêm có thể sớm hơn để bù đắp cho việc thiếu giấc ngủ trưa thứ 3. tổng thời gian ngủ cần đạt 12-15 giờ.

Trẻ từ 10-15 tháng tuổi

19h30 là giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này. các bé tuổi này có thể chuyển sang chỉ ngủ trưa 1 giấc vào buổi chiều, vì vậy giờ đi ngủ có thể cần sớm hơn một chút. giờ đi ngủ đêm không muộn hơn 4 giờ kể từ lúc thức dậy sau giấc ngủ ngắn.

Trẻ từ 15 tháng – 3 tuổi

19h30 cũng là giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này. việc ngủ các giấc ngủ ngắn có thể kết thúc ở độ tuổi này hoặc diễn ra không nhất quán. giờ đi ngủ sớm hơn vào ban đêm sẽ giúp điều chỉnh cơ thể bé để không ngủ trưa.

Trẻ 3-6 tuổi

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 20h. Con bạn có thể sẽ bỏ ngủ trưa. Khi con bạn không còn ngủ trưa nữa, trẻ sẽ cần ngủ thêm một giờ vào ban đêm, vì vậy hãy điều chỉnh giờ đi ngủ của trẻ sao cho phù hợp.

Trẻ từ 7-12 tuổi

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 19h30 – 21h. Trẻ em trong độ tuổi đi học vẫn đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc, rất hiếu động và cần ngủ nhiều. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cải thiện hiệu suất học tập, hành vi, sự chú ý, khả năng ghi nhớ…

Theo Xe & Thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://xevathethao.vn/uncategorized/khung-gio-ngu-ly-tuong-cho-tre-theo-tung-do-tuoi-de-phat-trien-toan-dien.html

Theo Xe & Thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/khung-gio-ngu-ly-tuong-cho-tre-theo-tung-do-tuoi-de-phat-trien-toan-dien/20230719090024683)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte-Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ tuy nhiên để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị một cách triệt để là vấn đề không dễ. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm hỗ trợ cho một giấc ngủ ngon.
  • Khó ngủ, mất ngủ là rối loạn thường gặp ở người cao tuổi, do nhiều nguyên nhân, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bên cạnh việc tìm nguyên nhân và điều trị đúng cách, việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện phù hợp là biện pháp tốt nhất để người cao tuổi có giấc ngủ ngon.
  • Hiện nay, tỉ lệ người cao tuổi (NCT) bị rối loạn giấc ngủ (RLGN) ngày càng cao. Ước tính khoảng một nửa số người trên 50 tuổi bị RLGN với các biểu hiện ngủ không ngon, giấc ngủ chập chờn hoặc thời gian ngủ ngắn, khó duy trì giấc ngủ và thường thức dậy vào buổi sớm, khó khăn để tiếp tục ngủ lại...
  • Giấc ngủ hàng ngày vô cùng quan trọng đối với mọi lứa tuổi nhưng đối người cao tuổi (NCT) cần được quan tâm hơn. Bởi vì khi bị rối loạn giấc ngủ, NCT sẽ gặp nhiều điều bất lợi do tuổi cao, sức yếu và mọi chức năng S*nh l* đều bị suy giảm.
  • Ngủ là thời gian trong đó cơ thể hoàn toàn thư giãn nghỉ ngơi để dưỡng sức và tu bổ các hư hao của mô bào trong suốt một ngày làm việc trí óc cũng như chân tay.
  • Cuộc sống bận rộn, nhiều người dễ rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Song theo các chuyên gia, tận dụng giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp đem lại tinh thần sảng khoái.
  • Đối với dân công sở, giấc ngủ trưa là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ làm theo hướng dẫn dưới đây để có giấc ngủ ngon lành bạn nhé.
  • Trầm cảm nếu không được điều trị có thể phá hủy mối quan hệ mẹ - con, tai hại hơn nữa, nếu nặng người mẹ sẽ có nhận thức không đúng về con, phát sinh những ý nghĩ tiêu cực.
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY