Chiều 26/6, chị L.T.K dọn dẹp lần cuối đồ đạc trên chiếc giường bệnh điều trị COVID-19 ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
45 ngày qua với người phụ nữ miền núi 33 tuổi quê điện biên ấy là quãng thời gian không bao giờ quên: chị bỗng nhiên thành bệnh nhân covid-19. chị sinh con khi thai chưa đầy 9 tháng, đó là đứa con chị mong mỏi 11 năm trời với 2 lần làm thụ tinh nhân tạo (ivf).
Chưa hết, con được 1 ngày tuổi, chị trở nặng có lúc tưởng chừng không qua khỏi. Điều may mắn nhất là chị đã hồi phục ngoạn mục, con gái chị không nhiễm COVID-19.
Hôm nay, chị được về nhà về với cô con gái hơn 1 tháng tuổi. Đó là cuộc trở về chị và gia đình đã mong chờ rất lâu.
Chị K mỉm cười cảm ơn các thầy Thu*c đã điều trị, đã sinh ra chị một lần nữa. Ảnh: Thanh Đặng
Sau 9 ngày cách ly, chị k từ f1 trở thành f0 (bệnh nhân covid-19). ngày 19/5, tức là 6 ngày sau khi dương tính, người phụ nữ mang thai 35 tuần sốt cao, tức ngực, khó thở nhiều, được chuyển cấp cứu đến bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (hà nội).
Các bác sĩ liên khoa tiên lượng nguy kịch với cả mẹ và con do bệnh nhân suy hô hấp cấp tính, tổn thương phổi nặng nề. Thai phụ có phù 2 chi dưới nhiều, theo dõi tình trạng tiền sản giật. Chị còn bị rối loạn đông máu nặng.
"Một ca bệnh hết sức phức tạp" - các bác sĩ nhận định. Thầy Thu*c chuyên khoa Huyết học được mời hội chẩn để dùng Thu*c chống đông máu phù hợp với bệnh nhân hiếm muộn éo le này. "Phải cứu sống cả mẹ và con" - mục tiêu cao nhất được đặt ra.
Sau 3 ngày điều trị tích cực, tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân nặng dần lên, nguy cơ suy thai do mẹ thiếu oxy.
Ngày 21/5, chỉ định mổ cấp cứu lấy con được đưa ra. Cháu bé 35 tuần tuổi nặng 2600g đã cất tiếng khóc chào đời, rồi được đưa đi chăm sóc theo dõi tại khoa Nhi của Bệnh viện.
Bé gái 2,6kg chào đời nay đã được hơn 1 tháng, khoẻ mạnh, trở về Điện Biên. Ảnh: Thanh Đặng
Tại Khoa Hồi sức tích cực, người mẹ tiếp tục được hồi sức, chăm sóc hô hấp chuyên sâu, thở máy với chế độ dành cho bệnh nhân suy hô hấp cấp tính.
Ngày 22/5 - một ngày sau sinh, chị K tiến triển nặng, có toan chuyển hóa. TS Vũ Đình Phú, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, sau khi hội chẩn bệnh nhân đã quyết định thở máy kỹ thuật cao bảo vệ phổi, lọc máu hấp phụ cytokine, kiểm soát nguyên nhân toan chuyển hóa, duy trì an thần giảm đau để bệnh nhân thở theo máy giúp hạn chế tổn thương phổi.
Bệnh nhân cũng được duy trì Thu*c chống đông máu theo mục tiêu điều trị, theo dõi đánh giá thường xuyên để điều chỉnh kịp thời các biện pháp điều trị.
8 ngày thở máy và 6 lần lọc máu liên tục, đến ngày 29/5, bệnh nhân chưa có dấu hiệu tốt lên, thậm chí chức năng phổi còn suy giảm nhiều, chỉ số chức năng phổi giảm nặng, ăn sữa qua sonde dạ dày không tiêu.
Sản phụ tiếp tục được thở máy qua mở khí quản, lọc máu thêm 3 lần nữa, sử dụng kháng sinh chống bội nhiễm, điều chỉnh rối loạn điện giải, dinh dưỡng bổ trợ đường tĩnh mạch, chăm sóc tích cực, tập phục hồi chức năng, và các chăm sóc sản khoa.
Sau 21 ngày thở máy liên tục và 9 lần lọc máu, kết hợp các biện pháp điều trị và chăm sóc tích cực chuyên sâu, bệnh nhân đã có những tiến triển tốt.
Chị chuyển dần từ thở máy sang chế độ tự thở một phần. Đến ngày 13/6, bệnh nhân được bỏ máy thở thành công. 6 ngày sau, bệnh nhân đã có những chuyển biến vượt trội, tỉnh táo hoàn toàn, ăn tiêu tốt, các điều dưỡng bắt đầu tập vận động tại giường cho bệnh nhân.
Chị K chia sẻ lời cảm ơn tới các thầy Thu*c
Cũng trong ngày hôm nay có thêm 1 bệnh nhân nặng (60 tuổi mắc bệnh nền) đã hồi phục tốt, được chuyển khỏi đơn vị Hồi sức tích cực về khoa thường. Đây là ca COVID-19 nguy kịch thứ 17 tại Khoa được hồi phục khỏe mạnh trong đợt dịch thứ tư này.
Trong ngày hôm nay tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương còn có thêm 6 bệnh nhân khỏi bệnh được ra viện trở về địa phương theo dõi sức khoẻ.