Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Kinh Dược Sư trong tạng Nguyên thủy

Phật thuyết nhứt âm, chúng sanh tùy loại giải” nghĩa là trình độ Phật pháp của mỗi người khác nhau, sự tu chứng khác nhau nên cùng một điều Phật dạy mà người nghe có những nhận thức khác nhau và có đánh giá khác nhau.

TT.Thích Lệ Trang, Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo TP.HCM trong thời tụng kinh Dược Sư sáng mùng 6 tháng Giêng năm nay (10-2-2019) tại lễ khai đàn Dược Sư ở Việt Nam Quốc Tự - Ảnh của Đăng Huy

Thí dụ tháng Giêng chúng ta tụng kinh Dược Sư. Nhiều thầy Nam tông nói kinh Nguyên thủy không có kinh Dược Sư.

Tôi nói kinh Nguyên thủy có kinh Dược Sư, nhưng các thầy không thấy. Các thầy suy nghĩ kỹ sẽ thấy. Bằng mắt không thấy thì thấy bằng niềm tin và cao hơn, nhập định sẽ thấy. Thật vậy, người có định thấy khác, người có huệ thấy khác và người mới tu thấy khác.

Khi còn là học tăng, khi tôi thắc mắc về vấn đề nào thì Hòa thượng Trí Tịnh bảo rằng mai mốt làm Hòa thượng rồi biết. Trong kinh Pháp hoa, Phật cũng nói làm Phật rồi biết. Có những thắc mắc mà Phật không trả lời. Phật bảo rằng ngay như Ngài còn hiện hữu mà các ông còn không thấy, mai mốt Ngài nhập diệt thì làm sao thấy Ngài.

Nếu chỉ thấy Phật qua con người mang thân hữu hạn với 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, thì kinh Kim cang khẳng định rằng đó là tà đạo.

Phàm phu thấy Phật là con người tầm thường như bao nhiêu người khác. Ngoại đạo thấy Phật là thầy tu đối lập, nên họ thường thách đố Phật tranh luận, nhưng Phật không trả lời. Hàng Nhị thừa như Xá Lợi Phất thấy Phật bằng trí tuệ, nên thấy hiểu biết của Phật quá cao tột, vượt xa hiểu biết của ông, ông mới tôn kính quy ngưỡng Phật là bậc Đại Đạo sư.

Tôi nói kinh Dược Sư có trong tạng Nguyên thủy. Khởi đầu từ thành Tỳ Dà Ly bị hạn hán, ôn dịch khiến dân chúng ch*t la liệt. Các thầy Bà-la-môn bày cúng tế đủ thứ, nhưng không có kết quả.

Ông Thị trưởng của thành này mới nghĩ cách duy nhất là ông đích thân thỉnh Phật đếu cứu thì may ra thoát khỏi dịch bệnh. Đức Phật nhận lời. Khi Phật tới thành này thì mây vần vũ, trời đang nắng bỗng đổ xuống một trận mưa lớn, tất cả bệnh ôn dịch hết sạch. Đó là cái thấy của con người bình thường. Và kinh Nguyên thủy cũng chỉ ghi nhận như vậy thôi.

Nhưng kinh Đại thừa bằng pháp nhãn của Bồ-tát thấy nguyên nhân có hiện tượng kỳ vĩ khi Phật tới, là thấy có ba vạn sáu ngàn Bồ-tát cùng đi với Phật và có cả Thiên long Bát bộ theo hầu. Có chư Thiên đón rước mới có mây vần vũ và có Bồ-tát tới mới tạo thành thế giới an lành; còn ác ma tới thì nghèo đói, bệnh tật, ch*t chóc, khổ sở…

Phật đến cùng sự hiện hữu của chư Bồ-tát, chư Thiên là những vị đầy đủ uy đức và phước báu, phong cảnh phải đổi khác, phải đẹp đẽ, xinh tươi, an vui. Điều này dễ hiểu qua thí dụ đơn giản, chúng ta thấy đám tang của Thủ tướng Phan Văn Khải đưa về Củ Chi, những con đường nhà quê mà đám tang đi qua được cán nhựa thẳng tắp và trang trí hai bên đường. Chỉ mới là Thủ tướng thôi mà sự đón rước đã làm quang cảnh đẹp hơn, huống chi là phước đức vô lượng của Phật và chư Bồ-tát, chư Thiên thì sự cung kính đón rước phải lớn lao biết mấy và hiện tượng kỳ vĩ không thể thấy bằng mắt thường. Chỉ có pháp nhãn của Bồ-tát và huệ nhãn của Thanh văn mới thấy xa hơn, thấy được phần sâu kín bên trong vượt hơn cái thấy hữu hạn không quá đường chân trời của người thường.

Lịch sử cũng ghi Phật đến thành Tỳ Da Ly thì uy lực của Ngài đã xóa sạch bệnh ôn dịch và Thánh y Kỳ Bà đi theo đã dùng Thu*c chữa hết bệnh luôn. Đó là việc có thật trên cuộc đời, nhưng tu hành nhìn bằng pháp nhãn thì Kỳ Bà là vị Bồ-tát từ thế giới của Đức Phật Dược Sư hiện thân lại mới có năng lực chữa bệnh đặc biệt.

Và bằng pháp nhãn của Bồ-tát thấy thêm rằng thành này bị ôn dịch vì có ác ma là 12 ông Đại tướng Dược Xoa đem theo một số thần binh gây dịch. Nhưng các ông này thấy Phật, Bồ-tát và chư Thiên tới khiến họ khiếp quá mới xin quy y Tam bảo và phát nguyện cứu giúp người đời. Nghĩa là uy lực của Đức Phật và chư Bồ-tát đã chuyển hóa tâm Gi*t người của các thần Dược Xoa trở thành tâm thiện lành và hạnh cứu người thoát khỏi tật bệnh.

Tháng Giêng tụng kinh Dược Sư, quý Phật tử cần hiểu sâu sắc hạnh nguyện của Phật Dược Sư để ứng dụng trong cuộc sống, gặt hái được kết quả tốt đẹp.

Cầu nguyện Đức Phật Dược Sư gia hộ cho thế giới an lạc và quý Phật tử cũng được an lạc trong một ngày tu, an lạc trong suốt cuộc đời tu và khi mãn duyên ở thế giới này được vào Tịnh độ của Phật.

HT.Thích Trí Quảng

Theo Báo giác ngộ

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/kinh-duoc-su-trong-tang-nguyen-thuy)

Tin cùng nội dung

  • Vào những ngày đầu năm, hầu hết các chùa đều trì tụng kinh Dược Sư để cầu bình an và giải trừ tật bệnh. Nhưng để hiểu hết “Ý nghĩa của việc tụng kinh dược sư và niệm phật dược sư” không phải phật tử nào cũng hiểu hết được.
  • Vào những ngày đầu năm, hầu hết các chùa đều trì tụng kinh Dược Sư để cầu bình an và giải trừ tật bệnh. Nhưng để hiểu hết “Kinh dược sư” không phải phật tử nào cũng hiểu hết được ý nghĩa của kinh này.
  • Nhiều người vẫn luôn thắc mắc khi ốm đau thì có thể tụng kinh gì để giảm bớt bệnh tật và lợi lạc? Theo Phật giáo tụng kinh Dược sư sẽ trị được tất cả các trọng bệnh phiền não về Thân và Tâm.
  • Thần chú Phật Dược Sư Lưu Ly (Medicine Buddha – Bhaiṣajyaguru) là một trong những thần chú Phật giáo được dùng rất nhiều trong việc chữa bệnh, thiền định và trị liệu…
  • Kinh Dược Sư ghi rằng Đức Phật Thích Ca và chư Tăng cùng đi du hóa và tạm dừng chân ở nước Bạt Kỳ, thành Tỳ Da Ly (tức thành Quảng Nghiêm) và các Ngài ngồi dưới cây Tiếng Nhạc. Cây Tiếng Nhạc là cây gì. Tôi có cảm giác đây là rừng thông hay rừng phi lao, nghe tiếng vi vu, nếu tâm hồn lắng yên, chúng ta nghe thành nhạc, hay nhạc trời không ai tấu tự vang.
  • Nhân mùa lập đàn Dược Sư cầu an đầu năm, nhiều bạn đọc thắc mắc về ý nghĩa của việc lập đàn này, nên Giác Ngộ online đăng lại bài viết của TT.Thích Lệ Trang đã đăng trên Giác Ngộ. Mời bạn đọc theo dõi!
  • Tôi xin kể lại câu chuyện vừa xảy ra trong gia đình vào mùa Vu lan vừa qua để cảm ơn chư Phật đã gia hộ và sự mầu nhiệm khi tụng niệm thần chú Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai.
  • Nhị vị Đại đức đang đảm trách Phó ban của BTS Phật giáo 2 đơn vị thuộc TP.HCM bên tách trà đầu năm với PV Giác Ngộ đã chia sẻ Phật sự Tết, dặn dò Phật tử hành xử đúng khi đi chùa còn nói về việc cúng sao giải hạn...
  • (MangYTe) Dược Sư Bồ Tát phát nguyện cứu độ chúng sinh, giúp chúng sinh chữa bệnh và chữa nghiệp. Kinh Dược Sư thể hiện rõ 12 đại nguyện của Đức Dược Sư trong chuyện cứu nhân độ thế
  • Dược Sư Như Lai hay còn gọi là Phật Dược Sư khi tu thành đắc đạo đã phát nguyện mong muốn giải trừ tất cả bệnh khổ cho chúng sinh, cả về thân bệnh và tâm bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY