Tâm linh hôm nay

Kinh dược sư và những điều cần biết

Vào những ngày đầu năm, hầu hết các chùa đều trì tụng kinh Dược Sư để cầu bình an và giải trừ tật bệnh. Nhưng để hiểu hết “Kinh dược sư” không phải phật tử nào cũng hiểu hết được ý nghĩa của kinh này.

Nguồn gốc kinh Dược Sư

Dẫn nhập vào kinh dược sư là do ngài xá lợi phất thỉnh cầu đức phật thuyết giảng về những cách mà người đời sao nên làm để được lợi lạc. chúng ta thấy rằng, chỉ có đức phật thích ca mâu ni là con người của lịch sử, có nguồn gốc rõ ràng còn những vị phật khác như: đức phật a di đà, dược sư lưu ly hay ngài bồ tát quán thế âm,…đều là truyền thuyết qua lời kể lại của đức bổn sư.

Lời nguyện chính là lý tưởng là mong muốn là ước ao đạt được của vị Bồ Tát

Ý nghĩa Kinh Dược Sư

Bằng thiên nhãn thông, đức phật nói rằng cách đây hơn mười căn dà sa có một cõi nước tên là tịnh lưu ly, nơi đó đức phật dược sư lưu ly quang như lai là giáo chủ. “căn dà sa” nghĩa là hằng hà sa (cát sông hằng), ngụ ý nói rằng cõi phật này xa vô tận.

Tên gọi vị phật là: dược sư lưu ly quang như lai, nghĩa là vị phật này lấy hiệu là thầy Thu*c để thể hiện lòng thương xót bằng từ tâm của vị phật đến chúng sanh còn đau khổ, luôn lấy pháp dược để cứu mọi khổ đau của chúng sanh đang gánh chịu trong sự luân hồi. như câu mà người ta thường nói:

“ Tâm từ trải khắp muôn phương

Tâm bi trải khắp mười phương chan hòa.

Tình người nở một đóa hoa

Từ bi vô ngã chan hòa tình thương”

Có gieo trồng nhân lành mới đạt được điều thiện lành 

Để đạt đến quả vị Như Lai, các vị Phật phải hành Bồ Tát đạo, đặt lợi ích chúng sanh làm sự nghiệp, dùng tâm từ bi đứng đầu. Cho nên, vị nào hành Bồ Tát đạo luôn phải phải phát nguyện, chẳng hạn như: Đức Phật A Di Đà phát 48 lời nguyện, Quan Thế Âm Bồ Tát phát 12 đại nguyện, Đức Địa Tạng phát thệ nguyện: Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Đề.

Lời nguyện chính là lý tưởng, là mong muốn, là ước ao đạt được của vị Bồ Tát đó. Với Đức Phật Dược Sư, Ngài đã phát 12 lời nguyện và đã dùng rất nhiều phương tiện để độ chúng sanh. Trong những lời nguyện đó luôn nghĩ đến lợi ích cho chúng sanh thoát khổ, được ấm no, tốt đẹp thân tướng.

Tuy nhiên, đa phần những người đọc kinh dược sư sẽ hoài nghi về những điều được ghi lại trong kinh bởi họ cầu nguyện không được như ý muốn như lời nguyện của đức phật, cũng như thấy một vài điểm mâu thuẫn từ lời nguyện ấy. vì thế nên hiểu trọn vẹn chúng ta sẽ không còn hoài nghi.

Giải nghi kinh Dược Sư

Điều 1: Trong kinh có đoạn “ … Cõi Phật kia một bề thanh tịnh không có đàn bà, cũng không có đường dữ và cả đến tiếng khổ cũng không..”

Nhiều người thắc mắc vì sao cõi Phật lại không có đàn bà? Hẳn là Đức Phật thiên vị chăng? Chúng ta cần phải nhìn nhận ở 2 góc độ:

Về mặt lịch sử: Quan điểm sống trọng nam kinh nữ rất rõ ràng thời xa xưa. Vì thế người phụ nữ không có giá trị và được xem trọng, khổ sở trăm điều. Họ luôn ao ước trở thành nam giới để có thể tự do làm mọi việc ngoài xã hội. Do đó, một thế giới hoàn toàn không có phụ nữ là thể hiện niềm ước ao của người phụ nữ thời bấy giờ.

Danh ngôn nước ngoài có câu: Người sống lạc quan là người ban thưởng cho chính mình, người sống bi quan là người tự trừng phạt chính mình

Về mặt lý tưởng: Phụ nữ tượng trưng cho ngũ dục. Mặc dù ngũ dục là nhu cầu của cuộc sống nhưng nếu quá chiều chuộng sống mà chiều chuộng theo bản thân thì sẽ rất dễ rơi vào sự khổ đau. Vì lòng tham của con người là vô đáy, có được thì muốn có nữa, không bao giờ chịu yên phận.

Danh ngôn nước ngoài có câu: Người sống lạc quan là người ban thưởng cho chính mình, người sống bi quan là người trừng phạt chính mình.

Và người ta rằng: Hạnh phúc không tìm được trong lầu son gác tía, trong những tham vọng điên cuồng mà hạnh phúc là khi chúng ta thật sự sống và chiêm ngưỡng cuộc sống. Hãy bình lặng để chấp nhận những thứ ở hiện tại.

Tóm lại, hàm ý của nghĩa kinh này chính là dù mang tướng nam hay nữ, nếu tu hành không thanh tịnh, không loại bỏ được ngũ dục thì vẫn không thành tựu được.

Điều 2: “ Nếu thấy những người nào đang mắc bịnh khổ thì phải tắm gội cho sạch sẽ và vì họ nhứt tâm tụng chú này 108 biến, chú nguyện trong đồ ăn, trong Thu*c uống hay trong nước không vi trùng mà cho họ uống thì những bịnh khổ ấy đều tiêu diệt”

Nghe có vẻ không khoa học lắm nhưng đó là thực tế. Bởi đã có những người chí tâm thực hành và đạt được kết quả đúng như lời dạy này của Đức Phật. Bởi niềm tin vào chánh kiến rất quan trọng đối với người học Phật, nếu tâm có lòng thành rồi thì rất dễ đạt được thành tựu và ngược lại.

Niềm tin vào chánh kiến rất quan trọng đối với người học Phật, nếu tâm có lòng thành rồi thì rất dễ đạt được thành tựu và ngược lại

Do đó, chúng ta phải thấy rõ là: Khi chưa đạt được thành tựu là do chúng ta không chí thành trì chú và thực hiện theo lời Phật dạy bởi những sự chi phối về đời sống hiện đại hoặc lòng tin chưa sâu cũng như chưa có đủ phước báu để khiến sở cầu được như ý. Đừng nên quay lại trách Phật nói sai mà lại thối tâm, càng thối tâm càng xa với đạo và càng dễ rơi xuống những ác đạo. Cần phải biết sách tấn tu hành nỗ lực hơn nữa.

Điều 3: Tại sao những lời nguyện của Đức Phật khó thành hiện thực

Trong 12 lời nguyện của đức phật dược sư nói rằng: nếu nghe, trì niệm danh hiệu ngài sẽ được những vật ăn ngon, thân tướng tốt đẹp và khổ nạn tiêu trừ. sở dĩ mọi người khó thấy được kết quả là do không thực hiện theo đúng lời dạy của ngài.

Cũng như một vị thầy giáo rất giỏi phát tâm đến vùng xa để xóa nạn mù chữ cho những em nhỏ, nhưng các bé tại đây được dạy mà không chịu học nên cũng không có kết quả.

Vì thế, Đức Phật muốn độ sanh mà dạy chúng ta những điều tốt đẹp nhưng chúng ta lại không thực hành thì làm sao có kết quả được? Cho nên, ngụ ý của bài kinh muốn nói rằng:

Hãy luôn tạo những nhân duyên lành: Muốn được xinh đẹp thì dâng hoa cúng Phật, hiếu thảo cha mẹ; muốn được giàu sanh thì không ganh ghét người hơn mình, biết bố thí,.. Có gieo trồng nhân lành mới đạt được điều thiện lành.

Kinh này, đức phật chỉ dạy cho ta mỗi khi đau ốm phải tìm thầy, chạy Thu*c chữa bệnh. thêm vào đó một phương pháp chữa bệnh linh nghiệm không kém, đó là sức tin tưởng. tụng danh hiệu đức ðông phương giáo chủ dược sư lưu ly quang vương phật tức là cầu tìm đúng Thu*c chữa đúng căn bệnh của mình, không tin những tà ma yêu nghiệt, những bọn thầy pháp chuyên đem chuyện mê tín dị đoan chữa bệnh khiến phải sa đọa vào vòng hoạnh tử. lại nữa, trong kinh dược sư khuyên ta không được nghe sằng, tin nhảm làm bùa làm phép lung tung, giết hại sinh vật cúng cấp thần linh, ma quái. nếu làm những chuyện như thế chỉ khiến gia tăng tội lệ mà bệnh không những không khỏi, đôi khi còn bị ch*t oan là khác.

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/kinh-duoc-su-va-nhung-dieu-can-biet-d32508.html)

Tin cùng nội dung

  • Cõi Phật Dược Sư còn gọi là “Tịnh Độ” ở phương Đông về địa lý, và thanh tịnh như lưu ly. Hình ảnh của “ngọc lưu ly” gợi cho chúng ta về một “cái gương” phản chiếu, theo tinh thần “tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”. Phatgiao,org,vn gửi tới Phật tử bài hướng dẫn cách tụng và tải Kinh Dược Sư.
  • Vào những ngày đầu năm, hầu hết các chùa đều trì tụng kinh Dược Sư để cầu bình an và giải trừ tật bệnh. Nhưng để hiểu hết “Ý nghĩa của việc tụng kinh dược sư và niệm phật dược sư” không phải phật tử nào cũng hiểu hết được.
  • Phật thuyết nhứt âm, chúng sanh tùy loại giải” nghĩa là trình độ Phật pháp của mỗi người khác nhau, sự tu chứng khác nhau nên cùng một điều Phật dạy mà người nghe có những nhận thức khác nhau và có đánh giá khác nhau.
  • Thần chú Phật Dược Sư Lưu Ly (Medicine Buddha – Bhaiṣajyaguru) là một trong những thần chú Phật giáo được dùng rất nhiều trong việc chữa bệnh, thiền định và trị liệu…
  • Kinh Dược Sư ghi rằng Đức Phật Thích Ca và chư Tăng cùng đi du hóa và tạm dừng chân ở nước Bạt Kỳ, thành Tỳ Da Ly (tức thành Quảng Nghiêm) và các Ngài ngồi dưới cây Tiếng Nhạc. Cây Tiếng Nhạc là cây gì. Tôi có cảm giác đây là rừng thông hay rừng phi lao, nghe tiếng vi vu, nếu tâm hồn lắng yên, chúng ta nghe thành nhạc, hay nhạc trời không ai tấu tự vang.
  • Nhân mùa lập đàn Dược Sư cầu an đầu năm, nhiều bạn đọc thắc mắc về ý nghĩa của việc lập đàn này, nên Giác Ngộ online đăng lại bài viết của TT.Thích Lệ Trang đã đăng trên Giác Ngộ. Mời bạn đọc theo dõi!
  • Tôi xin kể lại câu chuyện vừa xảy ra trong gia đình vào mùa Vu lan vừa qua để cảm ơn chư Phật đã gia hộ và sự mầu nhiệm khi tụng niệm thần chú Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai.
  • Nhị vị Đại đức đang đảm trách Phó ban của BTS Phật giáo 2 đơn vị thuộc TP.HCM bên tách trà đầu năm với PV Giác Ngộ đã chia sẻ Phật sự Tết, dặn dò Phật tử hành xử đúng khi đi chùa còn nói về việc cúng sao giải hạn...
  • (MangYTe) Dược Sư Bồ Tát phát nguyện cứu độ chúng sinh, giúp chúng sinh chữa bệnh và chữa nghiệp. Kinh Dược Sư thể hiện rõ 12 đại nguyện của Đức Dược Sư trong chuyện cứu nhân độ thế
  • Dược Sư Như Lai hay còn gọi là Phật Dược Sư khi tu thành đắc đạo đã phát nguyện mong muốn giải trừ tất cả bệnh khổ cho chúng sinh, cả về thân bệnh và tâm bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY