Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Kinh ngạc với sự biến dạng của các cơ quan nội tạng trong cơ thể người mẹ khi mang thai

Ngoài thay đổi về ngoại hình như bụng và ngực to ra, da sần sùi nổi mụn, mũi cà chua... thì các cơ quan bên trong cơ thể người mẹ cũng thay đổi đến mức kinh ngạc trong quá trình mang thai.

Mang bầu là một trải nghiệm rất là thú vị với người phụ nữ. Ở giai đoạn này, mọi cảm xúc của mẹ là sự đan xen giữa mệt mỏi, khó chịu, nhức nhối, đau đớn và niềm hạnh phúc ngọt ngào khi sắp được chào đón một thiên thần.

Những thay đổi về ngoại hình của người phụ nữ khi mang bầu thì ai cũng biết. Đó là bụng to ra, chân tay, mặt mũi đều mập mạp. Có mẹ còn nổi mụn đầy mặt, mũi đỏ tấy lên. Song, đó chỉ là vẻ bề ngoài, còn bên trong "Việc mang thai tác động lên cơ thể người mẹ như thế nào khi họ phải điều chỉnh cả thể chất và tinh thần với những thay đổi bên trong cơ thể mình".

1. Tam cá nguyệt thứ nhất (từ tuần 1 – hết tuần 12)

Ở giai đoạn từ tuần 5 đến tuần thứ 8, tuy rằng nhìn bề ngoài thì cơ thể mẹ vẫn chưa có sự thay đổi gì nhưng thực ra bên trong bàng quang của bạn đã bị đẩy xuống thấp hơn một chút để nhường chỗ cho túi thai.

Trong khoảng tuần thứ 9 đến hết tuần 12, em bé lớn dần sẽ đẩy dạ dày của mẹ về phía ngực một chút. Đồng thời, bụng và ngực của mẹ cũng to dần ra. Đó là nguyên nhân vì sao mà mẹ bắt đầu thấy cơ thể mình mập hơn và những bộ đồ thường mặc bỗng trở nên chật chội.

2. Tam cá nguyệt thứ hai (Từ tuần 13 – hết tuần 24)

Trong 3 tháng tiếp theo, em bé và nhau thai ngày càng phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc bàng quang của mẹ ngày càng bị ép chặt xuống dưới, và dạ dày sẽ ngày càng bị đẩy lên cao về phía ngực gần 45 độ. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ thường xuyên đi tiểu và bị ợ nóng.

Chưa kể, ở giai đoạn này mẹ còn không thể ăn nhiều trong một bữa được nữa, mà phải chia ra thành nhiều bữa nhỏ. Bởi nếu ăn hơi nhiều một chút là mẹ sẽ bị đầy hơi. Tuy rằng cảm giác này luôn khiến mẹ khó chịu nhưng lại có lợi cho thai nhi. Vì tiêu hóa thức ăn chậm sẽ cho phép máu hấp thụ các chất dinh dưỡng được tốt hơn, sau đó, máu sẽ được truyền qua nhau thai và đi đến em bé.

3. Tam cá nguyệt thứ 3 (từ tuần 25 cho đến tuần 36)

Lúc này, bụng của mẹ chắc hẳn là đã rất to do em bé đang lớn rất nhanh. Phía bên trong cơ thể, bộ phận gan và phổi của mẹ trông méo mó đến đáng thương bởi sự chèn ép của dạ dày và ruột. Đó được xem là lý do mà mẹ thường cảm thấy hay mệt hơn, khó thở hơn từ tuần 31 trở đi.

Mẹ cũng sẽ đi tiểu thường xuyên, kể cả ban ngày và ban đêm, do bàng quang bị thai nhi chèn ép rất chặt.

Thêm vào đó, mẹ còn phải chịu những cú nhào lộn, những trận đá bóng, luyện tập võ thuật của con khi ở trong bụng mẹ. Và đôi khi, có những lúc con vô tình đạp trúng bọng đái hay dạ dày khiến mẹ đau chảy nước mắt.

4. Sinh con

Tuy rằng mang thai rất vất vả nhưng đây lại là quãng thời gian trôi qua rất nhanh. Mới đó mà con đã đủ ngày đủ tháng, và cuối cùng cũng chịu chào đời. Ngay sau khi con ra khỏi "nhà" của mình là mọi cơ quan trong cơ thể mẹ ngay lập tức sẽ trở về lại kích thước, hình dạng và vị trí ban đầu của mình. Bây giờ chỉ còn chờ đợi tử cung co bóp về lại kích thước như lúc chưa mang thai nữa là xong.

Tóm lại, nhìn những gì diễn ra bên trong cơ thể của người mẹ khi mang thai, thật sự khó ai có thể cầm được lòng mà không cảm thấy thương xót. Vì ngoài mang nặng thai nhi, nhau thai, nước ối, ngoài những cơn ốm nghén, mệt mỏi, khó thở ra, các cơ quan nội tạng của mẹ tuy không xê dịch hoàn toàn khỏi vị trí của mình, nhưng lại phải chịu sự chèn ép để nhường chỗ cho em bé lớn lên.

Thế mới thấy, cơ thể của người phụ nữ đã mạnh mẽ phi thường như thế nào khi trở thành Mẹ. Vì vậy, các mẹ hãy chăm sóc và biết yêu thương chính mình hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/kinh-ngac-voi-su-bien-dang-cua-cac-co-quan-noi-tang-trong-co-the-nguoi-me-khi-mang-thai-20200325231525557.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY