Tâm linh hôm nay

Kinh Vô Lượng Thọ: Loại bỏ nghiệp bất thiện, tái sinh nơi cửa Phật

(MangYTe) Kinh Vô Lượng Thọ là một bộ kinh tiêu biểu của giáo lý Phật giáo Tịnh Độ Tông, tụng niệm mỗi ngày sẽ giúp con người thoát khỏi nghiệp bất thiện và được tái sinh nơi Tịnh độ của Phật.

>> Kinh Phật - Các bài kinh phổ biến, Ý nghĩa, Lợi ích, Hướng dẫn cách nghe, tụng kinh tại gia hiệu quả


TẢI VỀ: Trọn bộ kinh nhà Phật Vô lượng Thọ (bản PDF)

NGHE VIDEO:



1. Nguồn gốc Vô Lượng Thọ Kinh


Vô Lượng Thọ kinh (Amitāyurdhyāna Sūtra) còn được gọi là Kinh Vô Lượng Thọ, chỉ rõ quá trình phát triển giáo pháp của phái Tịnh Độ Tông. Theo ghi chép cũ, hoàng hậu Vi-đề-hi cùng với chồng là vua Tần-bà-sa-la bị vua A-xà-thế - con mình bắt hạ ngục. Tin vào tâm linh và thần phật, bà nhất tâm cầu nguyện Phật và xin tái sinh ở một cõi bình yên hạnh phúc. Mọi thế giới tịnh độ đều được đức Phật cho bà nhìn thấy và bà đã chọn cõi Cực lạc của A Di Đà. Sau đó, Phật dạy cho bà phép thiền định để được tái sinh, gồm 16 phép quán tưởng, và tuỳ theo nghiệp lực của chúng sinh, các phép này có thể giúp tái sinh vào một trong chín cấp bậc của Tịnh độ. Các phép quán này giúp con người có thể thấy được A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí ngay trong đời này và đó là dấu hiệu chắc chắn họ sẽ được tái sinh về Tịnh độ.

Xem thêm: Tụng Kinh A Di Đà mỗi ngày, vận mạng sẽ biến đổi theo chiều hướng tốt

2. Ý nghĩa của bộ Kinh Vô Lượng Thọ



Vô Lượng Thọ Kinh có điểm khác biệt so với các bộ kinh khác. Các bộ kinh khác, Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ giảng một lần trong đời và chỉ có một bản. Chỉ có bộ kinh này là Phật Thích Ca Mâu Ni giảng nhiều lần nên có nhiều bản gốc khác nhau. Điều đó đã chứng minh tầm quan trọng của bộ kinh này đối với giới phật tử. Ở Trung Hoa, kinh Vô Lượng Thọ đóng một vai trò trọng yếu trong giai đoạn đầu tiên của sự truyền bá Tịnh Độ Tông. Từ đời Tùy cho đến đời Tống, có ít nhất 40 luận giải về kinh được trước tác, phần nhiều được biên soạn trước năm 800. Bộ Kinh đã để lại một ảnh hưởng to lớn vượt qua giới hạn truyền thống Tịnh độ tông Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên. Sự quan trọng của Quán Vô Lượng Thọ trong giai đoạn phát triển ban đầu của Tịnh Độ Tông được lý giải bởi 3 yếu tố: Thứ nhất, Kinh Vô Lượng Thọ được xem như bản kinh điển hình tụng niệm để được vãng sanh. Bộ kinh thu hút được sự chú ý tập trung, khiến cho giáo lý của nó mau chóng thực hành trong số đông hàng cư. Bộ kinh còn dành cho cả những người đã phạm những tội nặng khó được vãng sinh. Thứ hai, những việc Hoàng hậu Vi-đề-hi đã trải qua được ghi trong phẩm tựa của kinh Quán Vô Lượng Thọ được củng cố bằng sự phát triển ý tưởng tinh thần con người trong xã hội Trung Hoa cũ. Tình trạng Phật giáo trong thời kỳ này đã đến giai đoạn mạt pháp, trong bối cảnh tai họa thiên nhiên và những cuộc nội chiến, đã lên đến đỉnh điểm với cuộc đàn áp Phật giáo từ năm 577-580 của Vũ Đế nhà Bắc Chu. Thứ ba, Vô Lượng Thọ là bộ kinh quan trọng thúc đẩy các học giả phát triển giáo lý Đại thừa. Vô Lượng Thọ đã giúp mang đến cho giáo lý Tịnh Độ Tông vị trí trọng tâm cho các chú giải của nhiều tăng sĩ, học giả.

Có thể bạn quan tâm: Tụng kinh Pháp Hoa - Giải thoát chúng sinh giữa dòng đời hiểm ác

3. Nội dung bộ Kinh


Vô Lượng Thọ Kinh miêu tả thế giới phương Tây của Phật A Di Đà và dạy con người cách sống thanh tịnh, giữ giới luật và niệm danh hiệu Phật A Di Đà để thoát khỏi nghiệp bất thiện và được tái sinh nơi Tịnh độ của Phật. Tích lũy công đức sẽ đạt thành tựu viên mãn. Kinh Vô Lượng Thọ gồm 48 phẩm: Phẩm 1: Pháp hội thánh chúng Phẩm 2: Ðức tuân Phổ Hiền Phẩm 3: Ðại giáo duyên khởi Phẩm 4: Pháp Tạng nhân địa Phẩm 5: Chí tâm tinh tấn Phẩm: Phát đại thệ nguyện Phẩm 7: Tất thành Chánh Giác Phẩm 8: Tích công lũy đức Phẩm 9: Viên mãn thành tựu Phẩm 10: Giai nguyện tác Phật Phẩm 11: Quốc giới nghiêm tịnh Phẩm 12: Quang minh biến chiếu Phẩm 13: Thọ chúng vô lượng Phẩm 14: Bảo thụ biến quốc Phẩm 15: Bồ Ðề đạo tràng Phẩm 16: Đường xá lâu quán Phẩm 17: Tuyền trì công đức Phẩm 18: Siêu thế hy hữu Phẩm 19: Thọ dụng cụ túc Phẩm 20: Đức phong hoa vũ Phẩm 22: Quyết chứng cực quả Phẩm 23: Thập phương Phật tán Phẩm 24: Tam bối vãng sanh Phẩm 25: Vãng sanh chánh nhân Phẩm 26: Lễ cúng thính Pháp Phẩm 27: Ca thán Phật đức Phẩm 28: Ðại sĩ thần quang Phẩm 29: Nguyện lực hoằng thâm Phẩm 30: Bồ Tát tu trì Phẩm 31: Chân thật công đức Phẩm 32: Thọ lạc vô cực Phẩm 33: Khuyến dụ sách tấn Phẩm 34: Tâm Đắc Khai Minh Phẩm 35: Trược thế ác khổ Phẩm 36: Trùng trùng hối miễn Phẩm 37: Như bần đắc bảo Phẩm 38: Lễ Phật hiện quang Phẩm 39: Từ Thị thuật kiến Phẩm 40: Biên địa, nghi thành Phẩm 41: Hoặc tận kiến Phật Phẩm 42: Bồ Tát vãng sanh Phẩm 43: Phi thị Tiểu Thừa Phẩm 44: Thọ Bồ Ðề ký Phẩm 46: Cần tu kiên trì Phẩm 47: Phước huệ thỉ văn Phẩm 48: Văn kinh hoạch ích Trong bộ kinh này, Đức Phật tiếp tục giảng giải những công hạnh tu tập cần thiết để quy hướng về cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà. Niệm Nam Mô A Di Đà Phật có tác dụng gì? Lời Phật dạy về 16 pháp quán tạo thành chủ đề chính trong phần chánh văn của bộ kinh. Kinh Quán Vô Lượng Thọ kết thúc bằng sự quả quyết rằng Hoàng hậu Vi-đề-hi sẽ thu thành chính quả và khuyến khích người đọc truyền bá sâu rộng giáo lý của bộ kinh.

Thủy Thủy (TH)

Kinh Phật - Các bài kinh phổ biến, Ý nghĩa, Lợi ích, Hướng dẫn cách nghe, tụng kinh tại gia hiệu quảĐọc kinh Phật đúng cách: Tụng chú Đại Bi thế nào hiệu quả nhất?Theo kinh Phật, Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ?Kinh Phật là gì? Nghe kinh niệm Phật là nhất đẳng hưởng thụ của đời người10 bí quyết Phật dạy giúp tướng mạo từ xấu hóa đẹp
Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch ngày tốt (https://lichngaytot.com/tam-linh/kinh-vo-luong-tho-564-197295.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY