Trong hơn tám vạn bốn ngàn pháp môn, tất cả những pháp môn, những phương Thu*c, những con đường sáng tịnh đó, được đức phật trình bày bàn bạc khắp trong tam tạng giáo điển. nhưng đặc biệt pháp môn tịnh độ thì đức phật nhấn mạnh có tính cách xác quyết với cả tấm lòng tha thiết khuyến lệ chúng sinh nên thực hành pháp môn này. điều đó hiển lộ qua những thời pháp đặc thù được kết tụ thành kinh a di đà, kinh vô lượng thọ, kinh quán vô lượng thọ, kinh pháp hoa, kinh hoa nghiêm, kinh niết bàn v.v … chẳng những trong pháp hội kinh a di đà ngài diễn tả cảnh giới tây phương cực lạc một cách rõ ràng, mà ở pháp hội kinh vô lượng thọ ngài thuyết minh cho chúng sinh thấy nguyện lực đức phật a di đà và nhân duyên mật thiết giữa chúng sinh cõi ta bà với đức phật này.
Cũng chính trong pháp hội vô lượng thọ, đức thích ca còn khẳng định rằng, chúng sinh cách phật lâu xa về sau, ngoài pháp môn niệm phật ra, không có pháp môn nào cứu giúp chúng sinh giải thoát luân hồi sinh tử có hiệu năng bằng pháp môn tịnh độ. và khi phật pháp tận diệt hết trên cõi đời, chỉ còn lại độc nhất kinh vô lượng thọ kéo dài thêm 100 năm nữa trước khi mạt pháp kết thúc. người tu học phật mà không đọc, không tin lời đức phật nói ở kinh vô lượng thọ, thì quả thật khó mà đạt đạo giác ngộ giải thoát.
Nhận thấy lời huyền ký của đức thích ca về chân giá trị của pháp môn tịnh độ và sự quý giá vô cùng của kinh vô lượng thọ đối với người có thiện duyên chánh kiến chánh tâm, nhắm chánh đạo tiến bước, nên chúng tôi dịch bản kinh này để kết duyên. bồ đề cùng bạn lành bốn phương, để cùng nhau hướng về con đường sáng lành thênh thang trước mặt, con đường chắc chắn giải thoát. đó chính là con đường tịnh độ, con đường an toàn vững chắc. trên con đường đó có đức phật a di đà phóng quang soi sáng, có thánh chúng hộ trì, có bồ tát quán thế âm, thế chí, di lặc dắt đường. như thế là tự lực, tha lực đầy đủ đề huề đồng quy cực lạc.
Tựa đề của kinh địa tạng là “u minh giáo chủ bổn tôn địa tạng bồ tát ma ha tát”. có nghĩa là đấng giáo chủ cõi u minh là bổn tôn địa tạng bồ tát. một ngài bồ tát tên địa tạng, ngài cầm trong tay phải một cây tích trượng và tay trái một hạt minh châu. ngài xuống địa ngục làm giáo chủ, dùng tích trượng đập phá cửa địa ngục để cứu vớt chúng sinh, nếu chúng sinh chí thành niệm danh hiệu của ngài. tuy nhiên, đó có phải là ý nghĩa thực sự?
“Bổn” là Bổn tâm. “Tôn” là tôn quý, “Địa” là tâm địa, “Tạng” là Như Lai tạng. Chỉ có Bổn tâm mới là tôn quý nhất, đó là kho Như Lai tạng tâm địa; chỉ có Bổn tâm mới làm chủ được cõi U minh, tức làm chủ cõi địa ngục tham, sân, si của chính mình.
Địa ngục chính là địa ngục tham, sân, si. Chúng sinh khổ là do tham, sân, si đầy dẫy trong tâm, phiền não khởi phát. Muốn phá được cửa địa ngục này cần phải là Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình vậy. Quan trọng là bản thân nhận ra được bản tính Như Lai trong tâm, thì mình mới có thể đập phá được địa ngục tham, sân, si và cứu giúp chúng sinh muôn loài.
Nếu ta hiểu ngài địa tạng là một vị bồ tát có hình tướng rõ ràng, và có một cõi địa ngục thật sự, thì chúng ta sẽ ỷ lại vào tha lực, rồi vô tình gạt bỏ quy luật nhân quả. nếu thật sự có một ngài bồ tát đủ khả năng đập phá cửa địa ngục, thì chúng ta khỏi cần tụng kinh, tọa thiền hay tinh tấn tu học, chỉ cần một lòng cầu ngài bồ tát, chờ đến lúc ch*t sẽ có ngài đến cứu.
Như vậy thì tinh thần ỷ lại, dựa dẫm, mong chờ sự cứu rỗi của ngài bồ tát càng tăng lên. quy luật nhân quả cũng không có ý nghĩa. điều đó dẫn đến sự ra đời của đức phật cũng là vô nghĩa. vậy tại sao chúng ta phải nỗ lực tu hành? nếu chúng ta không dứt trừ các nghiệp ác nơi thân, khẩu, ý, thì có vị bồ tát nào cứu vớt mình được? chúng ta tu là tu tâm của chúng ta, nếu thanh tịnh cũng là thanh tịnh chân tâm; khi giác ngộ là giác ngộ tự tâm. ngoài tâm sẽ không có cái gì cả.
Địa ngục chính là tham, sân, si, phiền não của chúng sinh. Địa ngục cũng chính là cảnh giới của ba nghiệp ác, từ thân khẩu ý phát sinh ra. Địa ngục là sự tối tăm ám chướng, là sự mê muội trong tâm thức của mỗi người. Đó chính là địa ngục tự tâm.
Phật nói kinh địa tạng là muốn cảnh tỉnh tất cả chúng ta dẹp bỏ tham sân si nơi tự tâm, tu tập ba nghiệp lành nơi tâm mình, rồi dứt nghiệp cũng nơi tự tâm và giải trừ vô minh tăm tối cũng nơi tự tâm. cuối cùng trở về với bổn tôn địa tạng của chính mình. đó là nội dung cốt yếu của toàn bộ kinh địa tạng.
Về phần chính văn trong Kinh Địa Tạng, khi đọc kỹ và hiểu theo nghĩa lý sâu mầu của Kinh, ta sẽ thấy nhiều điều hết sức mới mẻ, mầu nhiệm. Khi hiểu rõ ý kinh, sự trì tụng mới đầy đủ ý nghĩa, đời tu của chúng ta mới đúng theo quỹ đạo tu hành; nếu không, chúng ta có thể rơi vào đường tà, vào mê tín, thì uổng một đời làm đệ tử của Đức Phật. Chúng ta là đệ tử Phật, tắm mình trong ánh hào quang của Phật, hào quang ấy là trí tuệ Phật tâm sẵn đủ của chính mình.
Chủ đề liên quan:
bồ tát Địa tạng Bồ tát kinh Đại Thừa kinh địa tạng Kinh Phật giáo kinh vô lượng thọ nguyện tải kinh vô lượng thọ Ý nghĩa kinh Địa Tạng ý nghĩa kinh Vô lượng thọ