Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Kỳ lạ ở tục cúng vuông của dân miền Tây Nam bộ

Mỗi vụ nuôi tôm, họ thường khấn vái binh gia “cục đất” mà mình đang canh tác phù hộ để mùa màng được bội thu. Nếu thỏa ước nguyện thì sau khi kết thúc mùa vụ, họ sẽ cúng trả lễ bằng việc dâng lên binh gia con heo quay, heo trắng (chưa quay), con chó, con vịt, mâm trái cây...

Trúng mùa thì cúng linh đình

Từ lâu, tục cúng vuông sau mỗi vụ mùa đã ăn sâu vào tâm thức của người dân nuôi tôm ở nhiều tỉnh, thành của vùng ĐBSCL. Người dân cúng vuông (đầm nuôi tôm), với mong muốn những binh gia, cô hồn ở mảnh đất mà họ đang canh tác phù trợ, đừng phá phách vuông nuôi để vật nuôi dưới vuông lớn nhanh, không bị hao hụt… thì đến khi thu hoạch, họ sẽ cúng trả lễ. Việc cúng này, xem như là sự trả ơn, đền đáp cho binh gia đã phù trợ, trông giữ các loài thủy sản dưới vuông nuôi. Đồng thời, nó thể hiện sự thành kính của chủ vuông đối với những âm binh, cô hồ khuất mặt đang ngự trị, sinh sống tại mảnh đất của họ.

Ông Linh, ngụ xã Long Điền Tây, H.Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu cho biết tục cúng vuông ở địa phương này đã có rất lâu đời, từ thời ông bà của ông Linh đã thấy rồi. Gia đình ông Linh luôn có một niềm tin tuyệt đối với những binh gia ở khu vực vuông tôm của ông. Thông thường, trong mỗi vụ mùa, khi thả giống xuống vuông tôm thì gia đình ông Linh đều khấn vái binh gia, bà cậu rất thành kính. Một điều kỳ lạ là, mỗi lần van vái, người nuôi sẽ phải cam kết nếu trúng mùa là kính dâng phần lễ lên những binh gia, bà cậu khuất mặt ở đó món gì, là phải cúng ngay món đó, nếu gia chủ quên, hoặc cố tình cúng món khác thì hậu quả mất mùa sẽ đến ở những vụ mùa sau, ông Linh bảo vậy

Ông Linh chia sẻ: “Đầu vụ, trước lúc thả giống, tôi thường thắp nhang khấn vái rất thành tâm, đại khái là vái binh gia, bà cậu ở mảnh đất này đến chứng kiến việc thả giống xuống vuông và phù trợ cho vật nuôi lớn nhanh, ít hao hụt, đến khi thu hoạch được mùa thì sẽ cúng trả lễ bằng… 1 con chó. Tôi để ý nhiều lần rồi, cúng chó ở vuông tôi đều mang lại điều may mắn, trúng mùa ào ào luôn”.

Ông Linh giải thích rằng, tùy vào tâm ý của người nuôi mà họ van vái binh gia, bà cậu ở miếng vuông đó và có thể kính dâng lên những âm binh đó bất kể món ăn gì, chứ không nhất thiết phải cúng chó. Riêng gia đình ông Linh thì khác, ông cảm nhận được âm binh, bà cậu ở mảnh đất của gia đình ông rất thích dâng lễ vật là chó, nên từ trước đến nay, ông đều van vái nếu mùa màng bội thu thì ông sẽ kính dâng lên những người khuất mặt đang cai quản, trông giữ vuông tôm của ông 1 con chó hơi (chưa xả thịt), kèm theo mâm hoa quả, rượu và gạo muối…

Ông Linh nói: “Tôi thường đặt ra chỉ tiêu trong mỗi vụ nuôi, nếu năm nào mà binh gia độ tôi lãi trên 200 triệu đồng thì tôi cúng chó quay, còn nếu mà trúng mùa, nhưng dưới mức đó thì tôi cúng chó thường. Tôi luôn quan niệm, chó là loài vật tinh khôn, luôn trông giữ nhà cửa, tránh không bị trộm cắp thì khi dâng lên thần linh, loài vật này sẽ giúp thần linh cai quản các loài thủy sản trông vuông nuôi không bị hao hụt, mất trộm… Và tôi cảm thấy, âm binh ở đây rất chuộng việc cúng chó, mỗi lần tôi vái cúng chó là vuông tôi xổ tôm trúng rần rần luôn, nhiều lần trúng tôm phải giấu vì sợ kẻ xấu phát hiện, sẽ trộm vuông”.

Một bữa cúng vuông của người dân miền Tây - Ảnh: Khải Trần

Nói về việc cúng vuông, ông Dữ, ngụ H.Phước Long, tỉnh Bạc Liêu cho rằng có rất nhiều cách để cúng vuông. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình, mà người nuôi có thể van vái, cúng kiếng lên thần linh những món ăn khác nhau, thường thấy nhất là cúng heo và trái cây, rượu thịt. “Nếu nhà nào giàu có thì họ cúng nguyên con heo quay và trái cây. Còn ai khó khăn mà được thần linh khuất mặt, khuất mày độ thì họ cúng đầu heo hoặc gà, vịt và rượu, gạo muối...”, ông Dữ cho biết.

Theo người đàn ông này, mỗi khi trúng mùa, thì người dân địa phương rất hào sảng, phóng khoáng cúng dâng lên “bề trên” rất nhiều món ăn, trong đó, chủ đạo vẫn là món mà họ vái trước đó. Bởi họ luôn tâm niệm, nhờ có sự phù trợ của “bề trên” nên họ mới trúng mùa và có được cuộc sống sung túc như vậy. Do đó, hễ không van vái thì thôi, còn nếu đã van vái mà thỏa được ước nguyện thì phải thực hiện lời hứa của mình.

Ông Dữ còn nói thêm, trước ông từng quen 1 người ở Cà Mau đến địa phương này thuê đất để nuôi tôm. Trước khi thả giống, người này cũng van vái cúng kiếng đủ điều. Tuy nhiên, sau khi xổ vuông trúng liên tiếp nhiều con nước thì người này không chịu cúng trả lễ như đã hứa, nên cuối cùng liên tiếp mất mùa, và hậu quả là phải trả vuông về quê.

“Vái mà không thực hiện thì sẽ nhận lấy hậu quả, tôi để ý nhiều rồi. Những người khuất mặt họ cũng vất vả, phù hộ cho vật nuôi của mình mau lớn, để nhận được công trạng như lời hứa của chủ vuông, nhưng khi đã trúng mùa, mà người nuôi lại bội ước, thì tội lỗi lắm. Nếu không cúng, thì những vụ sau tôm nuôi chưa lớn đã ch*t hết rồi”, ông Dữ nói thêm.

Thất mùa thì cúng… trứng vịt lộn

Ông Dũng, ngụ H.Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau chia sẻ, thấy người ta kể rằng, nếu vụ mùa trúng thì nên cúng heo quay, chó quay… để dâng lên cho bà cậu khuất mặt ở đó, thì sẽ rất hên. Với ngụ ý là, khi được cúng kiếng thì âm binh này sẽ hết mình hỗ trợ cho chủ vuông.

“Tôi nghĩ, lâu nay việc cúng kiếng, van vái đã ăn sâu vào tâm thức của người dân mình rồi, làm gì cũng vái, nuôi gì cũng vái. Vái để tâm lý an tâm thôi, chứ quan trọng nhất vẫn là yếu tố kỹ thuật, có kỹ thuật tốt thì cái gì cũng đạt kết quả. Dù không tin, nhưng tôi vẫn cũng kiếng, van vái cho an tâm. Ở xứ này, tôi thường cúng vái binh rừng, vì ở đây là xứ rừng, trong vuông tôm lúc nào cũng trồng nhiều cây đước”, ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, ông thuê khoảng 7 hecta đất rừng để nuôi tôm, mỗi lần trúng mùa thì ông cúng heo quay, heo trắng đuề huề. Riêng những lần thất mùa thì ông cúng… hột vịt lộn luộc. Với ngụ ý thất mùa thì cúng trứng vịt lộn để bà cậu khuất mặt ăn, rồi phù hộ mà “lộn lại” thành… trúng mùa để người nuôi bớt khổ.

Khi nghe chúng tôi hỏi, thời gian cúng là lúc nào và có khi nào vái mà không trúng không, ông Dũng cười hiền rồi đáp: “Có chớ! Không cúng hoài chớ gì, vái mà không độ thì lấy gì mà cúng. Thời gian cúng thì không bắt buộc đâu, muốn cúng ngày nào là cúng thôi. Tất cả đều phụ thuộc vào chủ vuông thôi, nếu con nước đó trúng mùa thì khi kết thúc con nước họ sẽ cúng”.

Còn ông Anh, ngụ H.Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau thì nói rằng nếu trúng mùa thì có rất nhiều cách cúng, thậm chí là cúng rất linh đình, trang trọng, vái gì cúng đó. Còn thất mùa, thì chỉ có một cách cúng duy nhất là trứng vịt lộn.

“Trúng thì có tiền, có của nên làm rình rang, van vái, cầu khẩn mong mùa sau cũng trúng như vậy. Còn thất bát quá, lấy tiền đâu mà mua lễ vật cúng, mà cũng chẳng ai vái lạy mình thất mùa cả. Nên những vụ mùa thất bát, chủ vuông chỉ mua hột vịt lộn dâng lên binh rừng, với mong muốn họ độ, “lộn lại” vụ sau sẽ được trúng mùa”, ông Anh nói thêm.

Trên thực tế, việc thủy sản, trúng mùa hay thất mùa sẽ không phụ thuộc vào yếu tố cúng vuông hay van vái bất kỳ một yếu tố siêu nhiên nào mà có thể giúp được việc trúng mùa của người dân. Tất cả là do chất lượng con giống, môi trường ao nuôi, thời tiết… Nếu các yếu tố này đạt tiêu chuẩn tốt thì vuông nuôi đó chắc chắn sẽ có một vụ mùa thuận lợi, bội thu.Việc cúng vuông, chủ yếu là do tâm lý của người dân, cúng để họ an tâm hơn trong việc sản xuất, canh tác ở mảnh đất đó.

Một kỹ sư chuyên ngành nuôi trồng thủy sản ở Bạc Liêu khẳng định: “Làm gì có chuyện cúng vuông sẽ quyết định vụ mùa trúng hay thất. Không có đâu, đó chẳng qua là do người dân mê tín thôi, cúng để họ vững tâm lý. Tôi lấy ví dụ, nếu người nuôi thả giống vào một miếng vuông nào đó, mà các yếu tố như con giống thì không chất lượng, nguồn nước thì nhiễm bệnh hoặc nắng mưa thất thường, còn người nuôi thì không có kinh nghiệm, kỹ thuật… thì tôi khẳng định luôn, dù họ có vái, cúng trăm ngàn món ngon vật lạ đi nữa thì cũng thất mùa thôi. Tất cả là do kỹ thuật nuôi cả!”.

Khải Trần

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/ly-dich-c-136/ky-la-o-tuc-cung-vuong-cua-dan-mien-tay-nam-bo-128051.html)

Tin cùng nội dung

  • Sau sáu phút từ khi máu ngừng lưu thông, não sẽ ch*t, bệnh nhân Tu vong trong vòng 8-10 phút và mọi can thiệp sau đó dù là của êkip chuyên nghiệp cũng bó tay.
  • “Bệnh nhân mắc bệnh trĩ được tôi chữa trị ngoài việc uống Thu*c theo liều lượng còn phải đội lên đầu lá thầu dầu.
  • Tôi bị đau bao tử, BS chỉ định phải nội soi. Nội soi gây mê chi phí cao quá, mà nội soi thường thì tôi chịu không nổi, cứ đưa ống vào là tôi lại ói ra. Tôi coi trên mạng thì ở TPHCM có nội soi qua đường mũi nhưng tôi ở miền Tây, chạy lên Sài Gòn xa quá. Mangyte có cách nào giúp tôi không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thúy Nga - Sóc Trăng)
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Điện cơ (Electromyography - EMG) là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định sức mạnh của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng (các tế bào thần kinh vận động - motor neurons).
  • Nhũ ảnh là hình ảnh X quang tuyến vú được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Nhũ ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú và giúp làm giảm tỉ lệ Tu vong do ung thư vú.
  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phóng xạ để tạo nên hình ảnh của xương. Hạt nhân phóng xạ là các chất hóa học phát ra tia xạ, các tia xạ này được phát hiện bởi máy quét.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY