Kinh tế xã hội hôm nay

Kỹ năng sống Dạy con kỹ năng sinh tồn cơ bản

(MangYTe) - Thời gian gần đây, lượng du học sinh từ các nước châu  u trở về vì dịch Covid-19 đang lan rộng tại các nước châu Âu, Mỹ. Và tất cả những chuyến bay trở về từ vùng có dịch đều phải được đưa về các khu cách ly tập trung.

Ở những khu cách ly tập trung, tất cả các em đều được chăm lo một ngày đủ 3 bữa ăn. Thế nhưng, có lẽ nhiều bậc phụ huynh cho rằng điều kiện cuộc sống như vậy là thiếu thốn, hoặc vì muốn con được ăn ngủ như khi ở nhà, nhiều gia đình đã tiếp tế cho con bằng cách mang đến đồ ăn, nước uống, chăn đệm, quạt gió và cả tủ lạnh,... dẫn đến các tình nguyện viên phải thêm việc giao đồ dùm, chưa kể khả năng lây nhiễm chéo có thể xảy ra khi tụ tập đông người trước khu cách ly.

 Trẻ con cần được dạy kỹ năng cần thiết để sinh tồn. Nguồn: NHK

Nhiều bạn ở trong khu cách ly nhưng thèm món Âu, món Á, thèm trà sữa, thèm hải sản,... những món ăn mà trong khu cách ly không thể đáp ứng vì Nhà nước đang phải “nuôi” một lượng người cách ly lên đến gần 30.000 người, và con số này vẫn đang tiếp tục có xu hướng gia tăng. Thế nên, các bạn trẻ vô tư “order" đồ ăn nước uống về khi cách ly, ngoài số rác các bạn xả ra, thì một lượng đồ ăn do khu cách ly nấu sẵn cũng bị “ném” thùng rác.

Nhiều du học sinh chê khu cách ly bẩn, cảm thấy ngột ngạt khó chịu khi phải ở đây.

Tất cả những vấn đề trên cho thấy một bộ phận giới trẻ quen hưởng thụ, lười lao động hoặc vì được cha mẹ bao bọc quá kỹ, kỹ đến mức những kỹ năng sinh tồn cơ bản cũng không biết. Cách ly 14 ngày, không lẽ các bạn không thể sống được trong một nơi không có tủ lạnh, không có trà sữa, không thể nằm chiếu? Nếu thấy nơi mình ở không thể tự dọn dẹp để khiến chúng trở nên sạch sẽ hơn?

Phụ huynh nên nhớ, chúng ta không thể theo chân con cái, cũng không thể lo cho chúng cả đời. Thay vì xây sẵn cho chúng một lâu đài thì hãy hướng dẫn chúng cách xây lâu đài. Dù gia đình bạn có giàu có, hàng ngày có người cơm bưng nước rót nhưng nếu một ngày không có ai bên cạnh chúng vẫn có thể tự xách túi đi chợ, tự vào bếp nấu cho mình một món ăn.

Nếu một ngày, khi gia đình không may vô sản, chúng vẫn có thể cùng cha mẹ sống trong những căn nhà chật nóng, nằm ngủ dưới sàn, và có thể tự dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Chúng ta làm vậy không phải vì muốn con phải chịu khổ, mà là muốn chúng trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể tự lo cho bản thân không cần phụ thuộc bất kỳ ai. Hãy gạt bỏ quan điểm “nhà mình có tiền muốn gì cũng được”, là người giàu hay người nghèo thì bạn đều phải sống được trong mọi điều kiện hoàn cảnh.

Đừng biến con trở thành “cậu ấm, cô chiêu" vô dụng. Hãy coi 14 ngày cách ly như một kỳ thực tập những kỹ năng sinh tồn của con, hãy để con được trưởng thành thật sự.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/ky-nang-song-day-con-ky-nang-sinh-ton-co-ban-379050.html)

Tin cùng nội dung

  • Cha phải giúp con gái mình nhận ra điểm đặc biệt của bản thân, hiểu rằng con là đặc biệt và duy nhất.
  • Theo từng độ tuổi, các kỹ năng của bé cũng dần phát triển thông qua các trò chơi.
  • Không nói dối, ăn cắp, xin lỗi khi sai, thận trọng suy xét, không bao giờ làm tổn thương bất kỳ ai… là những giá trị đạo đức mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng phải dạy con của mình ngay từ nhỏ.
  • Không biết cách đi xe đạp, bơi lội và buộc dây giày, trẻ em ngày nay dường như làm chủ các trò game giỏi hơn kỹ năng sống cần thiết.
  • Tổ chức Phát triển nhân đạo thế giới vừa công bố con số 78% học sinh tại Hà Nội bị bạo lực giới.
  • (Mangyte) - Tuổi này hầu hết bọn trẻ muốn thoát ra khỏi sự bao bọc của cha mẹ và bắt chước người lớn, tự hình thành một góc riêng, tiêu chuẩn, lối sống riêng cho mình.
  • Nếu bị kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa, chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà.
  • Đã có số điện thoại của đội cứu hỏa, chuông báo cháy vẫn chưa đủ, bạn phải chuẩn bị cho chính mình tâm lý vững vàng và kỹ năng thoát hiểm an toàn.
  • Trong khi chơi đùa trẻ con hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm… Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.
  • Mỗi kỹ năng sống giống như một cái cây: phải gieo hạt mới có, phải vun tưới mới nảy mầm, phải chăm sóc đúng mới xanh tươi. Khi huấn luyện cho con được kỹ năng nào đó, là mới chỉ xong phần “gieo hạt”.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY