Nguyên lý y học nội khoa Harrison lần thứ 18 hôm nay

Nguyên lý y học nội khoa Harrison xuất bản lần thứ 18

Lách to, nguyên lý nội khoa

Dòng máu chảy qua lách cho phép lọc được mầm bệnh từ máu và duy trì việc kiểm soát chất lượng hồng cầu-chúng bị phá huỷ khi già và không biến dạng, và các thể vùi nội bào

Cũng như hạch bạch huyết là “chuyên gia” tiêu diệt mầm bệnh trong mô, lách là cơ quan lympho chuyên biệt để chiến đấu các mầm bệnh sinh ra từ máu. Nó không có hệ bạch huyết đến. Trong lách có một vùng đặc biệt giống như hạch lympho để sản xuất kháng thể (nang) và khuếch đại các tế bào T đặc hiệu kháng nguyên (bao lympho quanh động mạch, hoặc PALS).

Thêm vào đó, nó có một hệ lưới nội mô phát triển để loại bỏ các phân tử và vi khuẩn được bao bởi kháng thể. Dòng máu chảy qua lách cho phép lọc được mầm bệnh từ máu và duy trì việc kiểm soát chất lượng hồng cầu-chúng bị phá huỷ khi già và không biến dạng, và các thể vùi nội bào (thỉnh thoảng có chứa các mầm bệnh Babesia và Plasmodium) được chọn lọc từ tế bào trong một quá trình gọi là pitting. Ở một số trường hợp, lách có thể tạo ra các tế bào tạo máu thay cho tuỷ xương.

Lách bình thường dài 12 cm và rộng 7 cm và thường không sờ được.

Có thể gõ được vùng đục của lách ở vị trí giữa xương sườn 9 và 11 khi bệnh nhân nằm nghiêng bên phải. Sờ lách tốt nhất khi bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa với gập gối. Có thể cảm nhận được lách đi xuống khi bệnh nhân hít vào. Chẩn đoán trên lâm sàng thường không nhạy. CT hoặc siêu âm tốt hơn.

Lách to xảy ra do ba cơ chế căn bản: (1) tăng sinh hoặc phì đại do tăng nhu cầu chức năng lách (vd, bệnh hồng cầu hình cầu di truyền cần phải loại bỏ một lượng lớn hồng cầu bị khiếm khuyết hoặc tăng sinh miễn dịch để phản ứng với nhiễm trùng hệ thống hoặc bệnh miễn dịch); (2) sung huyết do tăng áp lực tĩnh mạch cửa; và (3) thâm nhiễm các tế bào ác tính, đại thực bào ứ đọng lipid hoặc glycoprotein, hoặc amyloid (Bảng). Lách to khổng lồ, sờ được lách > 8 cm dưới bờ sườn trái, thường là biểu hiện của bệnh tăng sinh mô bạch huyết hoặc tăng sinh tuỷ xương.

Đếm hồng cầu trong máu ngoại biên, bạch cầu và tiểu cầu có thể bình thường, giảm hoặc tăng tuỳ thuộc vào bệnh lý nền. Giảm một hoặc nhiều dòng tế bào gợi ý cường lách, tăng phá huỷ. Trong trường hợp cường lách, lách được cắt bỏ và tình trạng giảm tế bào thường bị đảo ngược.

Nếu không cường lách, đa số các nguyên nhân của lách to được chẩn đoán dựa vào triệu chứng và dấu chứng và các xét nghiệm bất thường liên quan đến bệnh nền. Hiếm khi cắt lách để phục vụ chẩn đoán.

Bệnh nhân bị cắt lách có nguy cơ cao nhiễm trùng huyết do nhiều loại vi khuẩn như phế cầu và Haemophilus influenzae. Nên chích vaccine của các tác nhân này trước khi cắt lách. Cắt lách làm giảm đáp ứng miễn dịch với các kháng nguyên phụ thuộc tế bào T.

Bảng. CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN LÁCH TO ĐƯỢC SẮP XẾP DỰA THEO CƠ CHẾ SINH BỆNH

Bệnh liên quan đến lách to
Bệnh liên quan đến lách to

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-lach-to-nguyen-ly-noi-khoa-48745.html)

Chủ đề liên quan:

lách to nguyên lý nội khoa

Tin cùng nội dung

  • Tiền căn các bệnh lý nền, gồm bệnh tim, bệnh mạc vành, suy tim, bệnh màng tim, Sốt gần đây hay viêm nhiễm dẫn đến nhiễm trùng huyết, tác dụng phụ của Thu*c
  • Mục tiêu chính của thay máu là loại bỏ những hồng cầu lạ và thay bằng những hồng cầu bình thường để làm gián đoạn của chu trình tạo hồng cầu hình liềm, ứ trệ, tắc mạch
  • PET là rất hữu ích cho việc phát hiện các mô hoạt động trao đổi chất, chẳng hạn như ung thư và di căn, và đã thay thế phần lớn các phương thức cũ của quét hạt nhân phóng xạ
  • Nó nhạy và đặc hiệu hơn CT scan trong đánh giá bệnh lý túi mật. Có thể dễ dàng xác định kích thước của thận ở bệnh nhân suy thận và có thể loại trừ sự hiện diện của ứ nước
  • Xơ hóa tủy xương tự phát mạn tính là rối loạn tăng sinh tủy hiếm gặp nhất và được chẩn đoán loại trừ sau khi những nguyên nhân xơ hóa tủy xương được loại trừ
  • Em năm nay 37 tuổi. Đi khám siêu âm ổ bụng bác sĩ nói em bị lách to và khuyên phẫu thuật cắt lách.
  • Tôi năm nay 54 tuổi, phát hiện bị lách to đã hơn một năm. Xin hỏi có cách nào chữa trị để không phải cắt lách. Tôi xin cảm ơn.
  • Tôi năm nay 40 tuổi, gần đây hay bị sốt, vàng da. Đi khám siêu âm bác sĩ nói tôi bị lách to và nói nên phẫu thuật cắt lách để tránh chấn thương gây vỡ lách.
  • Tôi năm nay 55 tuổi, gần đây thấy ăn uống kém, hay đầy bụng. Đi khám siêu âm ổ bụng, kết quả chẩn đoán lách to.
  • Ngoài vai trò thành viên của hệ huyết học, lách còn là một bộ phận của hệ thống miễn dịch, tạo ra kháng thể chống lại các vi khuẩn, ký sinh trùng, virut khi chúng đột nhập cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY