Nguyên lý y học nội khoa Harrison lần thứ 18 hôm nay

Nguyên lý y học nội khoa Harrison xuất bản lần thứ 18

Táo bón, nguyên lý nội khoa

Thay đổi nhu động đại tràng do rối loạn chức năng thần kinh, đái tháo đường, tổn thương tuỷ sống, đa xơ cứng, bệnh Chagas, bệnh Hirschsprung, giả tắc ruột mạn tính vô căn

Được định nghĩa là giảm số lần đi cầu < 1 lần/tuần hoặc đi cầu khó; có thể dẫn đến đau bụng, chướng bụng và phân đóng khối, hậu quả là gây tắc, hoặc hiếm hơn là thủng. Táo bón là một than phiền thường gặp và có tính chủ quan. Các yếu tố góp phần có thể gồm ít vận động, chế độ ăn ít chất xơ và phân bổ thời gian đi cầu không đủ.

Các nguyên nhân đặc biệt

Thay đổi nhu động đại tràng do rối loạn chức năng thần kinh (đái tháo đường, tổn thương tuỷ sống, đa xơ cứng, bệnh Chagas, bệnh Hirschsprung, giả tắc ruột mạn tính vô căn, phình đại tràng vô căn), xơ cứng bì, Thu*c (đặc biệt là Thu*c kháng cholin, opiate, Thu*c kháng acid chứa aluminum hoặc calci, Thu*c chẹn kênh calci, Thu*c bổ sung sắt, sucralfate), suy giáp, hội chứng Cushing, hạ kali máu, tăng calci máu, mất nước, các nguyên nhân cơ học (u đại-trực tràng, viêm túi thừa, xoắn đại tràng, thoát vị, lồng ruột), và đau hậu môn-trực tràng (do nứt, trĩ, abcès, hoặc viêm trực tràng) dẫn đến nhịn đi cầu, táo bón, và phân đóng khối.

Bảng. NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP CỦA KÉM HẤP THU

Kém tiêu hoá

Viêm tuỵ mạn, xơ nang, carcinoma tuỵ

Thiếu muối mật

Xơ gan, ứ mật, vi khuẩn phát triển quá mức (hội chứng quai ruột mù, túi thừa ruột, rối loạn giảm nhu động), giảm tái hấp thu ở hồi tràng (phẫu thuật cắt bỏ, bệnh Crohn), các chất gắn muối mật (cholestyramine, calcium carbonate, neomycin).

Giảm bề mặt hấp thu

Cắt bỏ đoạn ruột lớn, dò dạ dày-đại tràng, bắc cầu hỗng-hồi tràng.

Tắc mạch bạch huyết

U ympho, bệnh Whipple, giãn mạch bạch huyết ruột.

Bệnh mạch máu

Viêm màng ngoài tim co thắt, suy tim phải,suy động mạch hoặc tĩnh mạch mạc treo.

Bệnh lý niêm mạc

Nhiễm trùng (đặc biệt là Giardia, bệnh Whipple, tiêu chảy mỡ nhiệt đớ), bệnh viêm (đặc biệt là bệnh Crohn), viêm ruột do chiếu xạ, viêm ruột tăng bạch cầu ái toan, viêm loét hỗng tràng, bệnh tế bào mast, tiêu chảy mỡ nhiệt đới, bệnh thâm nhiễm (amyloidosis, xơ cứng bì, u lympho, viêm ruột collagen, viêm đại tràng vi thể), bất thường sinh hoá (bệnh ruột nhạy gluten, thiếu disaccharidase, hạ gammaglobulin máu, không có betalipoprotein trong máu, thiếu acid amin vận chuyển), rối loạn nội tiết (đái tháo đường, suy cận giáp, suy thượng thận, cường giáp, hội chứng Zollinger-Ellison, hội chứng carcinoid).

Điều trị táo bón

Tiếp cận xử trí được trình bày trong Hình. Nếu không có nguyên nhân xác định, táo bón có thể cải thiện nhờ tập luyện, tăng chất xơ trong chế độ ăn, Thu*c tạo khối phân (vd, psyllium), và uống nhiều nước. Điều trị chuyên biệt gồm loại bỏ tắc ruột (sỏi phân, u), ngưng sử dụng các Thu*c giảm nhu động không cần thiết (đặc biệt là Thu*c kháng acid chứa aluminum hoặc calcium, opiate), hoặc thay Thu*c kháng acid gốc magne thành gốc aluminum. Để làm giảm triệu chứng, thường cần dùng các Thu*c chứa magne hoặc các loại Thu*c xổ khác.

Trường hơp táo bón do giảm hoặc rối loạn nhu động nặng hoặc do dùng opiates, Thu*c chứa hoạt chất thẩm thấu (vd, lactulose uống, Thu*c rửa chứa polyethylene glycol) và Thu*c nhuận tràng làm mềm phân đường uống hoặc đặt trực tràng (vd, muối docusate) và dầu khoáng có hiệu quả nhất.

Xử trí táo bón

Hình. Lưu đồ xử trí táo bón mạn.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tao-bon-nguyen-ly-noi-khoa-48733.html)

Chủ đề liên quan:

nguyên lý nội khoa táo bón

Tin cùng nội dung

  • Táo bón dường như là nỗi niềm chung của dân văn phòng. Sở dĩ là vì bệnh có liên quan tới thói quen ăn uống và vận động.
  • Ăn bất cứ cái gì vào là khoảng vài tiếng sau em buồn đi, có lúc chỉ buồn tiểu thôi mà cũng kèm đại tiện luôn. BS của Mangyte cho em hỏi, em bị làm sao ạ?
  • Em bé 24 ngày tuổi đi ngoài 20 lần 1 ngày, phân màu vàng, hơi lỏng. Bm bé đi ngoài nhiều như vậy có nguy hiểm không, Mangyte ơi?
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY