Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Lâm Đồng: Bùng phát bệnh tay chân miệng

(MangYTe) - Các cơ quan y tế đã vào cuộc giám sát, phòng chống dịch bệnh, bệnh tay chân miệng, vì hiện nay đang bùng phát ở các trường học tại thành phố Đà Lạt và các huyện của tỉnh Lâm Đồng

Sáng ngày 26/9, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh lâm đồng cho biết, vừa có thêm các chùm ca bệnh tay chân miệng tại 2 trường mầm non ở huyện đạ tẻh, bao gồm 8 ca bệnh ở lớp sơn ca thuộc trường mầm non họa mi (xã an nhơn) và 4 ca ở lớp họa mi trường mầm non hương lâm (xã đạ lây).

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh lâm đồng phối hợp với cơ quan y tế địa phương tổ chức khám sàng lọc bệnh tay chân miệng cho gần 1.000 học sinh, phun hóa chất xử lý môi trường, cấp cloramin b cho nhà trường và gia đình các bệnh nhân để làm sạch nhà vệ sinh, đồ chơi, vật dụng sinh hoạt của trẻ, cấp phát hàng vạn tờ rơi truyền thông về bệnh tay chân miệng.

Cơ quan y tế hướng dẫn các gia đình theo dõi chặt chẽ sức khỏe con em tại nhà, nếu có các biểu hiện sốt, viêm họng, nổi bọng nước và các biến chứng thần kinh như sốt cao, giật mình, bứt rứt khó ngủ, yếu cơ, đi loạng choạng... thì đưa ngay đến cơ sở y tế.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh lâm đồng cũng cảnh báo bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong tháng 9 này với 130 ca mắc mới xuất hiện ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh. bởi tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em nên toàn bộ học sinh của các lớp học xuất hiện các ca bệnh được cho nghỉ học để cách ly theo dõi tại nhà 14 ngày nhằm tránh lây lan bệnh cho học sinh các lớp khác cũng như cộng đồng.

Trước đó, các đơn vị y tế đã phát hiện 12 học sinh trường mầm non phù mỹ (thị trấn cát tiên, huyện cát tiên) và 14 học sinh trường mầm non anh đào (phường 4, tp. đà lạt) mắc bệnh tay chân miệng, ngoài cộng đồng có 3 trẻ được trung tâm y tế đạ tẻh và bệnh viện nhi đồng i chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng là gì? bệnh tay chân miệng (hand, foot and mouth disease – hfmd), hay có khi được gọi là bệnh chân tay miệng, là một bệnh lý do nhiễm virus gây ra, không nghiêm trọng nhưng rất dễ lây lan, nhất là ở trẻ nhỏ. bệnh đặc trưng bởi các vết loét ở miệng và tình trạng phát ban ở tay, chân.

Tuy căn bệnh này phổ biến ở trẻ em nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Các triệu chứng bệnh thường tự hết sau khoảng 7–10 ngày.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tay chân miệng là gì? thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm virus thường từ 3–7 ngày. sau đó, biểu hiện đầu tiên của bệnh tay chân miệng thường là sốt, đau họng, chán ăn và mệt mỏi. một hoặc hai ngày sau khi sốt, các vết loét đau có thể xuất hiện ở phía trước miệng hay trong cổ họng.

Tình trạng phát ban ở tay và chân, đôi khi có ở mông, thường xảy ra trong vòng 1–2 ngày tiếp theo. Các vết này có thể trông như những đốm đỏ nhỏ, hơi sưng lên hoặc giống như mụn nước.

Vết loét trong miệng khiến việc ăn và nuốt gặp khó khăn, đau đớn, dẫn đến biếng ăn. Vùng da phát ban ban đầu có những mảng đỏ hoặc đóng vảy sau phát triển thành các mụn nước không gây ngứa, thường tồn tại trong khoảng 7 ngày.


LÊ NHUẬN

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/lam-dong-bung-phat-benh-tay-chan-mieng-20200927091214009.htm)

Tin cùng nội dung

  • Khi hàng triệu người từ khắp các tỉnh, thành quay lại TP.HCM sau kỳ nghỉ tết cộng thêm lượng du khách tăng cao, nguy cơ xảy dịch rất lớn.
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Tôi bị giãn phế quản, bệnh thường bùng phát đợt cấp khi thay đổi thời tiết. Xin bác sĩ cho biết cách phòng tránh giãn phế quản?
  • Tại nước ta, thống kê mỗi năm có khoảng 500.000 người bị bệnh tiêu chảy, trong đó có những bệnh nhân tiêu chảy cấp, xảy ra chủ yếu ở trẻ em với các trường hợp Tu vong.
  • Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết họ đang tăng cường các biện pháp ứng phó với dịch tả tại Nam Sudan sau khi có hơn 2.300 người mắc bệnh, trong đó có 63 người Tu vong.
  • Tết này gia đình tôi lên Đà Lạt ăn tết với bên ngoại. Vợ tôi đang mang bầu, dự sinh sau tết vài ngày, lúc đó thì chúng tôi đã về Sài Gòn. Nhưng nếu lỡ cô ấy chuyển dạ ở Lâm Đồng luôn thì tôi nên đưa vợ đi sinh ở đâu? Tôi muốn tìm một bệnh viện có dịch vụ tốt và giá cả để chuẩn bị. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Hoàng - hoang.le…@yahoo.com)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY