Cholesterol toàn phần dùng để chỉ tổng lượng cholesterol trong máu. ngoài ra còn có các thành phần lipid máu khác (các loại cholesterol khác nhau) bao gồm: ldl- cholesterol (lipoprotein tỷ trọng thấp), hdl- cholesterol (lipoprotein tỷ trọng cao) và triglyceride.
Ldl và triglyceride là dạng cholesterol “xấu” và có xu hướng lắng đọng trong mạch dẫn đến nguy cơ nhồi máu, đột quỵ. còn hdl là dạng cholesterol “tốt” giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. mức ldl và triglyceride cao hơn có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn.
Cholesterol quá cao sẽ tạo ra những mảng lắng đọng ở động mạch vành, kéo theo nguy cơ nhồi máu cơ tim. một nghiên cứu khác còn cho thấy, những người có mức cholesterol cao có nguy cơ mắc các bệnh về thính giác cao hơn. ngoài xơ vữa động mạch, cholesterol trong máu cao còn gây vàng da do tắc mật, đái tháo đường và tăng huyết áp. mặt khác, giảm cholesterol quá mức cũng là nguyên nhân của cường giáp hoặc hội chứng cushing.
Chế độ ăn uống: chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mức cholesterol. thực phẩm giàu chất béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol trong máu, giảm ăn chất béo bão hòa và thực phẩm giàu cholesterol giúp giảm lượng cholesterol trong máu.
Cân nặng: tăng cân có liên quan đến sự gia tăng mức cholesterol và bản thân cân nặng tăng thêm là một yếu tố nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch. giảm cân dẫn đến giảm mức cholesterol xấu và nó cũng làm tăng mức cholesterol tốt hdl.
Tuổi và giới tính: chỉ số cholesterol máu tăng lên theo độ tuổi và khác nhau giữa nam giới và nữ giới. cụ thể là nồng độ cholesterol ở đàn ông cao hơn phụ nữ trước độ tuổi 50 tuổi. tuy nhiên, điều ngược lại sẽ xảy ra khi cả hai giới bước qua 50 tuổi trở đi (nữ > nam).
Di truyền: một số người khả năng phát triển mức cholesterol cao do các lý do di truyền.
Bảng chỉ số cholesterol.
Đốt cháy mỡ thừa: Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát mức cholesterol. Hoạt động thể chất thường xuyên và có một lối sống tích cực giúp đốt cháy lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể. Nửa giờ bơi lội, chạy bộ, đi bộ nhanh, đi xe đạp hoặc bất kỳ hình thức nào khác làm tăng đáng kể mức HDL giúp chống lại bệnh tim mạch. Tuy nhiên, ảnh hưởng đến mức LDL không đáng kể.
Uống Thu*c bổ sung: có một số chất bổ sung rất hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol. những chất sẵn có trong tự nhiên và an toàn này như niacin (vitamin b3), cỏ ca ri và tỏi có thể rất hữu ích trong việc giảm mức cholesterol trong máu.
Thay đổi chế độ ăn uống của bạn: cách tốt nhất để có mức cholesterol thấp hơn là giảm lượng chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. cố gắng ăn thịt nạc và tránh thịt chế biến sẵn. các sản phẩm từ sữa có thể giàu chất béo vì vậy tốt hơn là nên chuyển sang các lựa chọn ít chất béo. tăng lượng chất xơ và giảm uống rượu được chứng minh là làm giảm mức cholesterol. cố gắng bổ sung chất béo lành mạnh có trong các loại hạt. dầu cá cũng được khuyến khích. cung cấp đủ nước và giảm lượng đường và muối bổ sung trong thực phẩm cũng rất hữu ích.
Bỏ hút Thu*c lá: Hút Thu*c lá làm cho màng tế bào dễ thấm LDL hơn, dẫn đến tăng lắng đọng chất béo trong tế bào dẫn đến tổn thương tế bào.
Cân bằng công việc-cuộc sống: Điều này là rất quan trọng để duy trì một lối sống lành mạnh. Nó làm giảm căng thẳng, một yếu tố nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe.
Hít thở sâu: Tập thở sâu hàng ngày, hít thở sâu sẽ giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng.
Hội tim mạch học việt nam khuyến nghị tất cả những người lớn trên 20 tuổi nên tiến hành xét nghiệm 4 chỉ số cơ bản của mỡ máu bao gồm: cholesterol toàn phần, ldl cholesterol, hdl cholesterol và triglycerides. tần suất kiểm tra lipid máu được đề xuất ít nhất là 5 năm 1 lần.
Chủ đề liên quan:
cholesterol