Dị ứng , Mề đay hôm nay

Làm gì khi dị ứng thức ăn?

Khi bị dị ứng do thức ăn, tùy từng trường hợp mà có cách xử trí khác nhau.
Một số trẻ nhỏ sau khi ăn cua, tôm, sò... bỗng bị mẩn khắp người, nổi phồng như muỗi đốt, thành từng đám màu đỏ. Trẻ thường la khóc do ngứa ngáy khó chịu. Một số người lớn có cơ địa dị ứng, không hợp với hải sản cũng thường bị như vậy, có thể gọi chung là chứng phát ban. Những nốt ban có thể lặn trong vòng 24 giờ, nhưng sau đó nổi lên trở lại. Nguyên nhân chứng phát ban có thể do thời tiết, mệt mỏi; do dị ứng với một số thực phẩm như cua, tôm, sôcôla, cà chua; hay do phản ứng với các chất như phấn hoa, mốc, mùi hóa chất; nhiễm độc, côn trùng đốt...
Phát ban trong nhiều trường hợp là không nguy hiểm, nhưng nếu cơ thể quá mẫn cảm khiến lưỡi và cổ họng bị sưng làm bệnh nhân không thở được, hoặc ban tác động tới tim, phổi và bộ phận tiêu hóa... thì ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Vì thế, việc điều trị hoặc phòng chống tái phát là cần thiết. Khi trẻ nhỏ hay người lớn bị ban, không nên tắm, không lau người bằng nước nóng vì nhiệt độ cao làm ban nặng thêm, mà cần đắp nước lạnh lên chỗ ban mọc. Người bệnh cần mặc quần áo rộng, thoáng, nghỉ ngơi, có thể dùng các Thu*c chống dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đã có những bệnh nhân nhỏ tuổi sau khi ăn thịt gà bị mẩn ngứa khắp người (cũng có thể gặp ở một số người lớn) phải hai ngày sau mới khỏi. Những mẩn đỏ từng đám do ăn thịt gà trong trường hợp này là triệu chứng của viêm da dị ứng. Nguyên nhân chính là thức ăn có chứa hàm lượng đạm cao... hoặc những thức ăn để lâu ngày.

Phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh này là tránh tiếp xúc với các thức ăn dễ gây dị ứng. Nếu các mẩn đỏ và ngứa ở da sau một ngày không tự khỏi nên đưa trẻ đến khám ở các bác sĩ chuyên khoa da liễu để có hướng dẫn điều trị đúng đắn.

Nhiều trẻ nhỏ dưới hai tuổi thường bị mẩn ngứa vào mùa hè và mùa thu. Đây là một dạng bệnh ngoài da thường thấy. Khi mắc bệnh này, trên da trẻ xuất hiện những đám mụn nhỏ màu hồng, ướt và gây ngứa, khiến trẻ rất khó chịu. Bệnh mẩn ngứa có liên quan rất lớn đến chế độ dinh dưỡng và Thu*c men. Do đó, khi trẻ bị mẩn ngứa, cần chú ý đến chế độ ăn uống và phải kiêng kỵ một số thực phẩm. Nếu thấy trẻ sau khi uống sữa, mẩn nổi nhiều thì phải kiêng sữa hoặc phải nấu sôi sữa nhiều lần nhằm biến đổi hoạt tính của protein trong sữa; không được ăn các thực phẩm béo, cay, nóng và thủy sản trong giai đoạn dị ứng cấp tính, mạn tính; không được ăn thức ăn nguội lạnh. Trẻ bị mẩn ngứa do thấp tỳ vị hư nhược, nếu ăn nhiều thức ăn nguội lạnh dễ tổn thương tỳ vị và hàn thấp, từ đó máu lưu thông không tốt, các tà khí như phong, hàn, thấp, nhiệt dễ “nổi loạn” trên da và thịt, phát thành bệnh. Không chỉ gây dị ứng, thực tế có một số loại thực phẩm không hạp với cơ thể một số trẻ nhỏ (và cả người lớn) dẫn tới tiêu chảy, thậm chí gây choáng, gây khó thở... có thể nguy hiểm tới tính mạng. Ngoài ra, phản ứng dị ứng có thể gây các bệnh mạn tính như viêm thanh quản, viêm ruột, chàm, hen phế quản, thấp khớp, đau nửa đầu... Khi thấy trẻ nhỏ bị các triệu chứng trên, bạn ngừng sử dụng loại thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng để theo dõi xem các triệu chứng của bệnh. Khi phát hiện chính xác thực phẩm hay thành phần của thực phẩm gây dị ứng hãy ngừng ăn thực phẩm này. Khi bị dị ứng nhẹ, cơ thể có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng Thu*c. Nếu có biểu hiện nặng, cần đưa bệnh nhân bị dị ứng gặp bác sĩ chuyên khoa.

Mangyte.vn
Theo Phụ nữ TPHCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-lam-gi-khi-di-ung-thuc-an-3289.html)

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY