Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Làm gì khi trẻ bị quai bị?

Con trai tôi 7 tuổi, bị quai bị mấy hôm nay. Tôi đã đưa cháu đi khám và được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn chữa tại nhà.
Con trai tôi 7 tuổi, bị quai bị mấy hôm nay. Tôi đã đưa cháu đi khám và được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn chữa tại nhà. Tuy nhiên tôi rất lo lắng vì nhiều người nói bị quai bị rất nguy hiểm. Xin bác sĩ cho biết cần phải làm gì để điều trị bệnh hiệu quả.

Hà Thị Liên (Tuyên Quang)

Quai bị do virut gây nên và rất dễ lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh là 17-28 ngày. Phần lớn bệnh nhân thấy khó chịu 1-2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. Bệnh nhân bị sốt cao (39-40oC) trong 3-4 ngày, chảy nước bọt và má sưng to (có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc), gây đau khi nuốt nước bọt. Sau đó, trẻ bị khô miệng vì các tuyến nước bọt đã ngừng hoạt động. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày.

Nếu không chăm sóc đúng bệnh có thể gây một số biến chứng nguy hiểm: sưng tinh hoàn và buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh (dù là rất hiếm). Dấu hiệu chủ yếu là tinh hoàn sưng to, đau; nữ thấy tức bụng và đau khi sờ nắn; viêm não hoặc viêm màng não: thường xuất hiện sau 7-10 ngày với triệu chứng nhức đầu nghiêm trọng và cứng cổ.

Nếu được chẩn đoán đúng là quai bị thể nhẹ, cần chăm sóc trẻ đúng cách: hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh). Có thể cho dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau; cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối S*nh l* hay nước súc miệng có bán tại các hiệu Thu*c nhằm chống khô miệng; cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó); cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má đau; không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn. Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có các biểu hiện biến chứng hoặc thấy bệnh nặng lên.

BS. Văn Bàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/lam-gi-khi-tre-bi-quai-bi-n132869.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Quai bị là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó hay gặp là viêm tinh hoàn…
  • Quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn xảy ra ở nam giới có thể gây vô sinh do làm tổn thương các tế bào sinh tinh trong ống sinh tinh.
  • Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một bé trai 10 tuổi bị biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị.
  • (Mangyte) - Em 25 tuổi, lúc 12 tuổi có bị bệnh quai bị, vậy có bị lại lần 2 không? Và tuổi của em có Thu*c chích ngừa quai bị không?
  • Trong các trường hợp vô sinh ở nam giới, có một số đối tượng bị biến chứng teo tinh hoàn do mắc bệnh quai bị trong thời gian còn trẻ.
  • Trước đây em bị bệnh quai bị và từ đó tinh hoàn bên to bên nhỏ. Tình trạng này có ảnh hưởng đến sinh sản và khả năng chăn gối của em không? (Hoan).
  • Tôi bị bệnh quai bị đến nay là 6 tháng. Tinh hoàn của tôi bị viêm và teo nhỏ, bây giờ chỉ bằng ngón tay trỏ.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY