Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Làm gì khi trẻ khóc không ngừng?

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa học nói, khóc là phương pháp giao tiếp chính với thế giới xung quanh. Bởi vì chưa thể diễn đạt bằng ngôn ngữ, tiếng khóc của bé là cách duy nhất trẻ cho mẹ biết mình đang cần một điều gì đó, có thể là cần cho ăn, cần thay tã và đôi khi chỉ để thu hút sự chú ý của mọi người. Nắm bắt được nhu cầu của bé sẽ giúp mẹ khiến bé thoải mái và ngừng khóc ngay lập tức.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa học nói, khóc là phương pháp giao tiếp chính với thế giới xung quanh. Bởi vì chưa thể diễn đạt bằng ngôn ngữ, tiếng khóc của bé là cách duy nhất trẻ cho mẹ biết mình đang cần một điều gì đó, có thể là cần cho ăn, cần thay tã và đôi khi chỉ để thu hút sự chú ý của mọi người. Nắm bắt được nhu cầu của bé sẽ giúp mẹ khiến bé thoải mái và ngừng khóc ngay lập tức.

Mặc dù vậy, một vài đứa trẻ lại có xu hướng khóc nhiều hơn những bé khác. Nguyên nhân vì chúng  cần nhiều sự giúp đỡ từ mẹ hơn. Vì vậy, đừng nghĩ những tiếng khóc của trẻ chỉ là vô nghĩa, bé khóc là để cố gắng thông báo rằng mình đang có một khoảng thời gian cực kì khó khăn.

Hãy nhớ, tiếng khóc của trẻ chứa rất nhiều thông điệp gửi đến mọi người, đặc biệt là người mẹ thương yêu nhất. Bạn cần hiểu rằng bé đang trong quá trình cố gắng đấu tranh để kiểm soát cơ thể mình, từ thân nhiệt, cử động đến cảm xúc. Vì vậy, bước đầu tiên cần làm là hãy thông cảm nếu bé khóc quá nhiều và làm phiền đến bạn!

Sau đó, các mẹ cần hỏi han bé một cách cẩn thận xem bé gặp vấn đề gì. Giọng nói quen thuộc của mẹ có thể giúp bé bình tĩnh trở lại.

Tiếp theo, hãy kiểm tra xem bé có bị thương, bị đau hay đến giờ ăn hay cần thay tã hay không. Đôi khi bé chỉ muốn được ôm và chơi đùa cùng mọi người. Bé cũng có thể cần sự giúp đỡ của mẹ để trở mình hay tìm một tư thế thoải mái hơn. Bé sẽ có những tiếng khóc khác nhau đối với các vấn đề khác nhau. Qua thời gian, bạn sẽ học được cách nhận biết nhu cầu của trẻ qua sự khác biệt trong tiếng khóc.

Nếu vẫn chưa thể nhận biết vấn đề, có lẽ bạn nên bắt đầu quan sát xem bé bắt đầu khóc trong hoàn cảnh nào. Ví dụ như bé có đang mút tay không? Bé có nhìn vào thứ gì đó hay đổi tư thế ngồi không? Quan sát một cách chi tiết có thể giúp mẹ nhanh chóng phát hiện ra vấn đề và khiến bé yêu của mình thoải mái nhất.

Hành động ôm ấp có thể khiến bé bình tĩnh lại và ngưng khóc

Một số trẻ lại có xu hướng khóc nhiều hơn vào thời điểm được 3 tuần tuổi và 12 tuần tuổi. Điều này thường được gọi là khóc cuối ngày hay chu kì khóc bong bóng. Bạn có thể xác định tình trạng khóc này nếu như đã dỗ bé xong thì bé lại bắt đầu khóc một lần nữa.

Trong trường hợp này, các bà mẹ có thể thử những phương pháp sau đây:

    Đầu tiên kiểm tra xem bé có cần cho ăn, đổi tã hay bị đau gì không.

Việc bé khóc không ngừng có thể ảnh hưởng không tốt đến các bà mẹ. Nhưng hãy nhớ, điều quan trọng nhất là bạn vẫn phải cần chăm sóc chính mình để có đủ sức khỏe yêu thương con mình chứ đừng biến bé thành nguyên nhân gây mệt mỏi cho bạn.

Nguồn: bekhoebengoan.net

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d311d4733308564a65c603a)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY