Tai , Mũi , Họng hôm nay

Làm gì khi viêm họng, viêm mũi xoang 2 tháng không khỏi?

Tôi đi khám ở viện TMH Trung ương 2 lần, BS chuẩn đoán viêm mũi xoang và viêm họng nhưng uống Thu*c không khỏi. Giờ vẫn ngạt mũi, có nhiều dịch, không phân biệt được mùi vị...

Chào bác sĩ,

Tôi đi khám nội soi TMH bác sĩ có chẩn đoán viêm họng, kê Thu*c cho uống. Nhưng sau khi uống Thu*c không khỏi mà có dấu hiệu nặng hơn. Cụ thể ngạt mũi, mũi nhiều dịch xanh, vàng chảy xuống họng cho nên cổ họng luôn trong tình trạng khò khè.

Sau đó tôi có đi khám ở viện TMH Trung ương 2 lần BS nội soi đều chuẩn đoán viêm mũi xoang và viêm họng nhưng 2 lần uống Thu*c đều không khỏi. Tình trạng của tôi bây giờ vẫn ngạt mũi, mũi có nhiều dịch, không phân biệt được mùi vị, cổ họng luôn trong tình trạng khò khè, vướng buộc phải ho khạc nhiều vào buổi sáng.

Tình trạng này kéo dài đã gần 2 tháng. Xin hỏi BS tôi bị bệnh gì nên đi khám ở đâu? Xin cảm ơn các BS.

(Mạnh Cường - Hải Dương)

Ảnh minh họa

Bạn Mạnh Cường thân mến,

Với những triệu chứng bạn nêu, chứng tỏ đang bị viêm mũi xoang, viêm họng mạn tính. Bạn nên tái khám và tiếp tục dùng Thu*c theo sự chỉ dẫn của BS chuyên khoa tai mũi họng. Việc điều trị phải liên tục cho tới khi hết bệnh, dùng Thu*c phải đều đặn, theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thời gian dùng kháng sinh điều trị viêm mũi xoang mạn có thể phải từ 2-4 tuần.

Ngoài dùng Thu*c kháng sinh, bạn cần phải rửa mũi nhằm chủ động dẫn lưu dịch mũi xoang. Bạn có thể thực hiện như sau:

- Treo chai dịch Natri clorua 0.9%, 500ml, cao khoảng 2m, gắn dây truyền dịch vào chai, thay đầu kim tiêm bằng ống hút nhỏ dùng trong khoa ngoại (mua tại cửa hàng y cụ).

- Bạn ngồi, cúi đầu về phía trước, há miệng, dưới chân hứng chậu nước. Đưa đầu ống hút vào trong cửa mũi, mở khóa dây truyền cho dung dịch Natri clorua 0.9% xịt vào từng bên. Sau đó, bạn bịt lỗ mũi này thì xì nhẹ lỗ mũi bên kia, các chất nhày lỏng bị xì ra dễ dàng.

Ngày rửa mũi 1-2 lần, giúp cho dẫn lưu các chất dịch viêm mũi xoang rất hiệu quả.

Thân mến,

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng - AloBacsi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/lam-gi-khi-viem-hong-viem-mui-xoang-2-thang-khong-khoi-n104527.html)

Tin cùng nội dung

  • Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị Thu*c thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể,
  • Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.
  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Thời tiết chuyển mùa, nhiều người bị hen (suyễn), viêm mũi dị ứng do nhạy cảm với môi trường nhưng không biết rằng hai bệnh này liên quan với nhau.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY