Tai , Mũi , Họng hôm nay

Làm sao để phòng ngừa viêm tai ngoài cho trẻ?

Con tôi được 7 tuổi, bé thường bị tái phát viêm tai ngoài. Tôi được biết nếu không điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều đó có đúng không? Viêm tai ngoài là gì và làm thế nào để phòng viêm tai ngoài?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn!

Viêm tai ngoài là bệnh nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai. Thông thường, vi khuẩn thường sống trên lớp da mỏng ở tai mà không có ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu có một số yếu tố tác động bên ngoài thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong da và gây viêm tai ngoài. Nếu tai bạn thường xuyên tiếp xúc với nước, da ở tai có thể trở nên mềm hơn. Lúc này, vi khuẩn có di chuyển dễ dàng vào lớp da trong tai. Các vết trầy xước nhỏ trong ống tai cũng khiến da dễ bị nhiễm trùng. Viêm tai ngoài không phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng nó đặc biệt phổ biến ở trẻ em mầm non và tiểu học.  

Để ngăn ngừa viêm tai ngoài cho con, bạn có thể thực hiện một số cách đơn giản dưới đây:

- Làm khô tai ngay sau khi bơi lội hoặc tắm: Bạn có thể nghiêng đầu sang một bên và nhẹ nhàng kéo tai theo các hướng khác nhau để giúp nước thoát ra khỏi tai. Khi đi bơi, bạn nên đeo nút bịt lỗ tai hoặc mũ bơi để tránh nước vào tai.

- Nhỏ cồn boric vào tai: Khi bị viêm tai ngoài tái phát, bạn sẽ được bác sỹ chỉ định nhỏ cồn boric vào tai. Khi cồn bay hơi nó sẽ kéo theo nước bay hơi và làm khô tai. Thêm vào đó, cồn boric cũng có tác dụng diệt vi khuẩn và nấm gây viêm tai.

Nếu trẻ hay bị viêm tai thì có thể dùng loại Thu*c nhỏ tai có dầu cho trẻ. Loại Thu*c này sẽ bảo vệ cho tai của trẻ không bị ẩm ướt. Tuy nhiên, nên tham vấn bác sỹ trước khi sử dụng loại Thu*c này.

Khi bị viêm tai ngoài, trẻ sẽ có các triệu chứng như: Đau tai và tình trạng đau sẽ tăng lên khi kéo dái tai hoặc khi ấn vào tai; Ngứa trong tai, mất thính lực tạm thời, sốt nhẹ... Hầu hết các trường hợp viêm tai ngoài thường được điều trị dễ dàng bằng kháng sinh. Những người bị viêm tai ngoài mạn tính có thể cần điều trị lâu dài hoặc tái khám thường xuyên để tránh các biến chứng.

Thấn mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Ngừa viêm tai ngoài, chữa cách nào, BS ơi?

>> Bé bị viêm tai ngoài, chảy mủ, có cần uống kháng sinh?

Viêm tai ngoài hay còn gọi là viêm khoang tai ngoài. Đây là nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai, thường là do vi khuẩn hoặc trong một số trường hợp hiếm có thể do nấm. Khoang tai bao gồm từ màng nhĩ đến phần bên ngoài tai. Viêm tai ngoài thường xuất hiện vài ngày sau khi bạn đi bơi và có thể cấp tính hoặc mạn tính.

Các dấu hiệu viêm tai ngoài bao gồm:

- Đau tai và đau nhiều hơn khi kéo dái tai hoặc khi ấn vào tai;

- Ngứa trong tai;

- Sốt nhẹ (thỉnh thoảng);

- Mủ chảy ra từ trong tai;

- Mất thính lực tạm thời;

- Đôi khi có cục u hoặc mụn nhọt nhỏ gây đau trong khoang tai. Những nhọt này có thể gây đau đớn dữ dội. Nếu chúng vỡ ra, một lượng nhỏ máu hoặc mủ có thể chảy ra từ trong tai.

Các nguyên nhân khác gây viêm tai ngoài bao gồm:

- Gãi tai hoặc bên trong tai;

- Có vật lạ mắc kẹt trong tai;

- Làm sạch ống tai quá mạnh bằng tăm bông hoặc các vật nhỏ có thể làm tổn thương da.

Những nguyên nhân gây viêm tai ngoài mạn tính bao gồm:

- Dị ứng với một vật gì đó trong tai;

- Các bệnh về da mãn tính như bệnh chàm hoặc bệnh vảy nến. Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.com
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/lam-sao-de-phong-ngua-viem-tai-ngoai-cho-tre-n405109.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY