Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Làm sao để vượt qua cú sốc mất người thân?

Khi mất người thân, bạn đừng tìm cách dồn nén nỗi đau buồn trong lòng mà hãy biểu lộ nó ra ngoài.

Theo các chuyên gia tâm lý, khi mất người thân, bạn đừng tìm cách dồn nén nỗi đau buồn trong lòng mà hãy biểu lộ nó ra ngoài. Trong thời điểm khó khăn đó, bạn cũng không nên đưa ra những quyết định quan trọng.

Ngay cả trong trường hợp đã dự đoán trước, cái ch*t của người thân vẫn luôn là một sang chấn mạnh, có thể gây ra cơn khủng hoảng tâm lý. Bạn phủ nhận, hoài nghi, bối rối, bị “sốc”, ao ước giá mà người đó còn sống, giận dữ tại sao chuyện đó lại xảy ra với mình.

Bạn tuyệt vọng, đôi khi cảm thấy có lỗi vì đã không thể ngăn chặn điều ấy xảy ra. Nếu người thân ch*t vì Tu tu, bạn càng khổ tâm ghê gớm, luôn cảm thấy tội lỗi, xấu hổ với những người chung quanh. Đôi khi bạn còn nghĩ mình có trách nhiệm về việc để xảy ra cái ch*t này... Những cảm xúc đó làm bạn hoang mang. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm vì những biểu hiện ấy hoàn toàn bình thường.

Để vượt qua cơn khủng hoảng, việc đầu tiên bạn cần nhớ là cho phép mình khóc và bộc lộ nỗi đau buồn, vì đó là phản ứng tự nhiên. Hãy tâm sự cùng bạn bè hay người thân. Khi nói ra hết các cảm xúc của mình, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Nên ăn uống và ngủ đầy đủ, dành tối thiểu 20 phút tập thể lực mỗi ngày. Không nên lạm dụng rượu để giải buồn, tránh đưa ra những quyết định quan trọng như bán nhà, thay đổi việc làm.... Hãy kiên nhẫn vì bạn cần thời gian để nguôi ngoai nỗi buồn, điều chỉnh lại bản thân và thích nghi với hoàn cảnh mới.

Nếu sau khoảng 2 tháng mà bạn vẫn còn trong tình trạng trầm cảm, có cảm giác tội lỗi nặng nề, không làm việc, học hành, sinh hoạt bình thường được, hoặc có ý nghĩ Tu tu, bạn cần đến bác sĩ tâm thần để khám.

 AloBacsi.vn
Theo BS Lê Quốc Nam - Người lao động
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/lam-sao-de-vuot-qua-cu-soc-mat-nguoi-than-n72335.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi dùng Thuốc, dù là Thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ hay Thuốc không kê đơn thì bạn đều cần phải rất thận trọng, đặc biệt là đối với người cao tuổi (NCT).
  • Một bé gái hơn 9 tuổi, đang học lớp 4, đi học về kể chuyện với mẹ: Mẹ ơi hôm nay ở lớp nhiều bạn bảo nhau: Bọn ấy ơi đừng chơi với bạn M. Bạn ý bị bệnh nan y đấy.
  • Khi yêu và quyết định lấy một anh chàng phóng viên, bạn phải rất có bản lĩnh. Nói hơi to tát hơn là phải biết chút hy sinh. Nhưng bù lại thì cũng có rất nhiều trải nghiệm thú vị, tươi mới.
  • Khuyến khích trẻ kết bạn, học những điều mới mẻ, thường xuyên trò chuyện với con... giúp trẻ dạn dĩ hơn, dần vượt qua tính nhút nhát.
  • Nếu bạn vẫn tôn trọng kể cả trong thời điểm con cư xử không tốt, trẻ sẽ hiểu và thực hiện những hành vi đúng với bạn mong đợi.
  • Trong quãng đời làm bác sĩ tâm thần, tôi cũng có nhiều kỷ niệm buồn vui xen kẽ. Có một kỷ niệm buồn khiến tôi cứ nhớ mãi. Đó là trường hợp một anh bộ đội, nhân viên của Học viện Quân y bị bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực đã được tôi điều trị. Kết quả điều trị khá tốt.
  • Dưới đây là một số mẹo giúpbạn vượt qua nỗi đau chia tay:
  • Hiện tại có loại Thu*c nào có thể ngăn cho việc bị tái lại không? Con tôi ăn uống chung với mẹ có bị lây không.
  • Chúng tôi ở nước ngoài sắp về nước tìm nhận lại người thân bị thất lạc. Làm sao để biết chính xác đó là em, cháu ruột của mình? Tại TPHCM có nơi nào nhận xét nghiệm huyết thống? Chi phí và tính bảo mật? Cảm ơn Mangyte rất nhiều. Trân trọng! (Nguyễn Quốc Bình, Cộng hòa Liên bang Đức)
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY