Vịt xạ hương ở Australia có khả năng nhại tiếng người |
Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, con vịt đực có tên ripper, thuộc giống vịt xạ hương, đã bắt chước câu nói của người và sử dụng trong khi đi tán tỉnh vịt cái. các tác giả cho biết nó có thể đã học được câu nói đó từ người chăm sóc của mình.
Carel ten Cate, giáo sư về hành vi động vật tại Viện Sinh học Leiden, thuộc Đại học Leiden, người đứng đầu nghiên cứu cho biết có rất nhiều loài vịt, ngỗng mà con người nuôi trong trang trại nhưng từ trước đến nay chưa có báo cáo nào về trường hợp chúng có khả năng bắt chước âm thanh của con người.
Vẹt, yểng, hay nhiều loài chim khác nổi tiếng với khả năng bắt chước tiếng nói con người nhưng đây là trường hợp đầu tiên xuất hiện ở loài vịt.
Nhà nghiên cứu peter j. fullagar hiện đã nghỉ hưu, đã ghi lại màn bắt chước giọng nói đầy thú vị của ripper từ tháng 7/1987 khi nó mới 4 tuổi.
Carel ten cate nói: "vịt xạ hương australia thể hiện khả năng bắt chước tiếng người một cách ấn tượng. nó cũng bắt chước được âm thanh đóng mở cửa. thật là đặc biệt khi phát hiện ra khả năng bắt chước âm thanh ở loài vịt. nó bắt chước khá tốt".
Đối với các nhà nghiên cứu động vật, bằng chứng về một con vịt xạ hương bắt chước tiếng người là một phát hiện hết sức thú vị. ripper sinh sống tại khu bảo tồn thiên nhiên tidbinbilla, gần canberra, australia.
Các nhà khoa học thu lại được bản ghi âm cho thấy ripper phát ra âm thanh bắt chước tiếng người khi nó đi tán tỉnh tìm bạn đời và kết hợp với chuyển động thể chất như bắn tung toé trong nước.
Ripper bắt chước âm thanh của cánh cửa đóng mở, nơi mà nó đã từng ở trong vài tuần sau khi được sinh ra. đáng ngạc nhiên khi ripper đã lặp lại câu chửi thề nhiều lần, 'you bloody fool' (tạm dịch: bạn đúng là đồ ngu).
Các nhà khoa học cho rằng nhiều khả năng vịt xạ hương bắt chước được tiếng người nói vì chúng có sự tương đồng với các loài chim như vẹt khi tham chiếu cấu trúc bộ não.
Đến năm 2000, các nhà nghiên cứu lại tìm thấy một con vịt xạ hương tại Khu bảo tồn Tidbinbilla biết nhại giọng của loài vật khác. Nó bắt chước tiếng kêu của một con vịt đen Thái Bình Dương Anas superciliosa. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về trường hợp con vịt này đã bị thất lạc.