Kinh tế xã hội hôm nay

Làng nghề nón lá Vĩnh Thịnh giữa lòng Hà Nội

BNEWS Nghề đan nón nơi đây được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Mọi công đoạn để cho ra thành phẩm chiếc nón lá đều được làm thủ công, với kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề.

BNEWS Nghề đan nón nơi đây được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Mọi công đoạn để cho ra thành phẩm chiếc nón lá đều được làm thủ công, với kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề.

Những buổi chiều tối, hình ảnh dễ gặp là các bà, các mẹ cùng nhiều cháu nhỏ ngồi quây quần trước cửa nhà. Mỗi người một việc, thoăn thoắt khâu, đan những chiếc nón lá. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Nhóm phóng viên chúng tôi đến thực tế hoạt động sản xuất nón lá thủ công tại 3 hộ dân thôn Vĩnh Thịnh (xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Trung bình mỗi ngày, một người có thể làm được từ 2 - 2,5 chiếc nón mỏng, 1 - 1,5 chiếc nón dày. Thu nhập trung bình đạt 5,44 triệu/người/tháng.

Lợi nhuận tuy không cao nhưng trong bối cảnh thu nhập từ công việc đồng áng không nhiều, lại có phần bấp bênh, thì đan nón đã trở thành “cứu cánh” giúp các gia đình phần nào trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày.

Trưởng thôn Vĩnh Thịnh - Nguyễn Bá Ky cho biết cả thôn hiện có khoảng 800 hộ thì có tới 90% gia đình có người làm nón. Đầu những năm 2000 được xem là giai đoạn cực thịnh của nghề làm nón thôn Vĩnh Thịnh, nhiều gia đình phất lên nhanh chóng nhờ nghề này’.

Các sản phẩm nón lá của người dân thôn Vĩnh Thịnh làm ra được nhiều khách hàng đánh giá cao về mẫu mà và chất lượng. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Nghề đan nón nơi đây được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Mọi công đoạn để cho ra thành phẩm chiếc nón lá đều được làm thủ công, với kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề.

Lá nón được xếp thủ công rất cẩn thận và tỉ mỉ. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Nguyên liệu sau khi lựa chọn kỹ lưỡng được mang ra phơi khô 2-3 ngày nắng cho đến khi chuyển từ màu xanh sang màu trắng bạc. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Những chiếc nón nghệ thuật, bộ nón 5 chiếc với đường kính từ 10 - 40cm được khách du lịch rất ưa chuộng. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, nghề làm nón “mất giá”, thu nhập từ nghề giảm sút nhanh chóng.

Hiện, phần lớn người theo nghề là người già, trung niên, học sinh hoặc phụ nữ đang ở thời kỳ chăm con nhỏ. Thanh niên và người có sức khỏe thường chọn buôn bán hoặc đi làm thuê để có thu nhập cao hơn…

Nón lá Vĩnh Thịnh chủ yếu được bán cho tiểu thương đưa đi phân phối tại những khu chợ đầu mối. Ảnh: Đức Hạnh/BNEWS/TTXVN

Ông Nguyễn Văn Hưng – Phó Chủ tịch UBND xã Đại Áng cho biết: Nghề làm nón lá đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân các thôn Vĩnh Thịnh, Vĩnh Trung. Tuy nhiên, nguồn thu này chưa cao. Người dân không thể “trông” vào nghề đan nón để sống, mà thường chỉ tận dụng những khi nông nhàn, rảnh rỗi cuối tuần để làm, kiếm thêm thu nhập. Xã cũng đưa việc giữ gìn làng nghề như một phần trong định hướng, quy hoạch phát triển “làng du lịch sinh thái - khoa bảng” trong những năm tới.

Theo ông Hưng, để vực dậy được làng nghề, rất cần sự quan tâm đầu tư, có chính sách hỗ trợ thực hiện việc giữ nghề theo dạng bảo tồn. Đồng thời, giới thiệu và quảng bá để nón lá Đại Áng trở thành một “sản phẩm du lịch”.

Thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng hiện có 984 hộ, trong đó có 594 hộ, với 1.198 người tham gia nghề làm nón, chiếm 65% tổng số hộ dân trong làng.

Hợp tác xã nón lá vĩnh thịnh xã đại áng được thành lập, sẽ ký kết hợp đồng dịch vụ với tất cả các thành viên, giai đoạn đầu hợp tác xã sẽ chịu trách nhiệm bao tiêu 50% sản phẩm của các thành viên, đồng thời là đầu mối cung ứng sản phẩm dịch vụ đầu vào (lá làm nón, mo tre, nứa, tre, nứa làm nón ...) và dịch vụ đầu ra cho các thành viên của hợp tác xã để các hộ chuyên tâm mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. mở ra triển vọng phát triển thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm nón lá vĩnh thịnh trên thị trường, tạo hướng đi bền vững cho những lao động nông nhàn của địa phương.

Cùng với sự phát triển không ngừng; bằng sự nỗ lực của mỗi nghệ nhân, người dân và sự vào cuộc tích cực và chủ động của các cấp chính quyền, làng nghề hà nội luôn giữ được những nét đặc trưng, thấm đẫm giá trị văn hóa, lịch sử của đất kinh kỳ xưa./.

Mạng Y Tế
Nguồn: BNews (https://bnews.vn/lang-nghe-non-la-vinh-thinh-giua-long-ha-noi/191396.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY