Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Lấy cao răng là việc tuy rất nhỏ nhưng còn quá nhiều người Việt không quan tâm tới

Nhiều người cho rằng lấy việc lấy cao răng thường xuyên sẽ làm hỏng men răng, làm cho răng yếu đi. Và vô tình lãng quên việc này dù có thể vẫn luôn nhớ chăm sóc răng miệng.

Việc lấy cao răng định kì là một việc làm hết sức cần thiết vì sẽ giúp cho bạn luôn có hàm răng sáng, chắc khỏe cũng như sẽ phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về răng miệng liên quan. tuy nhiên đa số người việt lại không để tâm đến điều này.

Cao răng là gì?

Cao răng là những mảng bám, mảnh vụn thức ăn còn sót lại đã bị vôi hóa tồn tại giữa các kẽ răng và chân nướu. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tích tụ, là nguyên nhân gây ra các bệnh lý: viêm nha chu, viêm nướu, răng lung lay, mất răng, hôi miệng…

Lấy cao răng là việc tuy rất nhỏ nhưng còn quá nhiều người Việt không quan tâm tới - Ảnh 1.

Những tác hại của việc không lấy cao răng

Về mặt thẩm mỹ Mảng bám tích tụ quá nhiều, dày và lâu ngày. Răng của bạn sẽ xuất hiện những vết dính đen, vàng và không đều màu. Điều này ảnh hưởng nhiều đến yếu tố thẩm mỹ trên nụ cười của bạn.
Mắc các bệnh lý về răng

Chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống. Tác nhân gây ra các bệnh ở miệng, ở họng như: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng… Hơi thở nặng mùi, men răng bị tổn thương, vi khuẩn cư trú lâu ngày sẽ gây ra sâu răng. Khi cao răng lâu năm không được vệ sinh sẽ chui nhiều xuống nướu, gây ra các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu, niêm mạc miệng. Nghiêm trọng hơn có thể khiến răng lung lay, rụng răng gây mất thẩm mỹ.

Lấy cao răng là việc tuy rất nhỏ nhưng còn quá nhiều người Việt không quan tâm tới - Ảnh 2.

Vấn đề lấy cao răng

Lấy cao răng định kỳ

Định kỳ 3 - 6 tháng bạn nên đi đến phòng khám nha khoa để kiểm tra răng miệng của mình. chỉ nên lấy cao răng theo chỉ định của bác sĩ và không nên lấy cao răng quá nhiều.

Lấy cao răng là việc tuy rất nhỏ nhưng còn quá nhiều người Việt không quan tâm tới - Ảnh 3.

Nếu lạm dụng việc lấy cao sẽ gây ảnh hưởng: răng yếu đi, men răng bị tổn thương sẽ gây cảm giác đau và ê buốt.

Việc này cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng và gây ra những triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bạn.

Lấy cao răng có đau không?

Lấy cao răng có đau không phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật và các thao tác lấy cao răng của bác sĩ. vì vậy, để hạn chế tình trạng ê buốt, bạn hãy lựa chọn các phòng khám nha khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại.

Những điều cần chú ý sau khi lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng, mô nướu và men răng rất nhạy cảm vì vậy bạn cần chăm sóc đúng cách:

Không nên ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Không nên hút Thu*c, sử dụng bia rượu, trà, cà phê, nước ngọt, nước tương, socola…

Đánh răng ngày 2 lần. Đánh răng đúng cách ( nên dùng bàn chải có lông mềm, lực vừa phải, chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Tránh chải răng theo chiều ngang vì có thể làm mòn men răng ).

Lấy cao răng là việc tuy rất nhỏ nhưng còn quá nhiều người Việt không quan tâm tới - Ảnh 4.

Sử dụng nước muối S*nh l*, chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn nhằm loại bỏ các mảng bám còn sót lại.

Khám định kỳ và lấy cao răng 3 - 6 tháng/ 1 lần tùy theo tình trạng răng hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/lay-cao-rang-la-viec-tuy-rat-nho-nhung-con-qua-nhieu-nguoi-viet-khong-quan-tam-toi-20210414171143576.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY