Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Có nên lấy cao răng định kỳ?

Tôi hút Thu*c lá nên có nhiều cao răng, nhìn rất mất thẩm mỹ và có mùi hôi trong miệng. Mấy người bạn khuyên tôi nên đi lấy cao răng.

Xin hỏi bác sĩ: bao lâu nên lấy cao răng một lần?

Nguyễn Hùng Anh (Quảng Ninh)

>> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn 

Cao răng là chất cặn lắng cứng có màu vàng nâu, bám xung quanh cổ răng, thành phần gồm: carbonat canxi và phosphate phối hợp với cặn mềm là mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong miệng, vi khuẩn... Từ cao răng, vi khuẩn có thể gây các bệnh răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu với các triệu chứng như chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi, ê buốt khi ăn uống, lung lay và rụng răng, lở miệng, viêm amidan, viêm họng...   Ảnh minh họa (nguồn Internet) Vì vậy các bác sĩ chuyên khoa răng khuyến cáo nên lấy cao răng định kỳ 4 - 6 tháng/lần. Có thể lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay hay bằng máy siêu âm. Lấy cao răng bằng máy siêu âm có ưu điểm là ít đau, ít chảy máu và sạch hơn. Sau khi lấy cao răng, có thể có cảm giác ê, đau, nhiều hay ít tùy mức chịu đau của mỗi người. Cảm giác ê buốt khi ăn uống có thể kéo dài sau vài ngày mới hết.
 
Để ngăn ngừa cao răng, cần thực hiện các biện pháp sau: luôn chải răng sạch sau khi ăn; dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ giữa 2 răng; dùng nước súc miệng để hỗ trợ làm sạch răng miệng; định kỳ khám răng miệng 3 tháng/lần để phát hiện và điều trị các bệnh răng miệng kịp thời.  AloBacsi.vn 
Theo Sức khỏe & Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/co-nen-lay-cao-rang-dinh-ky-n39191.html)

Tin cùng nội dung

  • Chúng ta ai cũng biết cần phải giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng và giữ răng sạch sẽ. Trong răng có... lợi (nướu) và chăm sóc răng không thể không chú ý đến lợi.
  • Trên mạng xã hội một số người đã rỉ tai nhau về cách làm răng trắng sáng hết ố vàng, cao răng bong thành mảng hơi thở lại thơm mát nhờ 1 chai oxy già. Theo lời kể, có thể sử dụng vài giọt oxy già sẽ giúp bạn có được hàm răng trắng sáng mà chẳng tốn 1 xu đến nha sĩ. Liệu điều này có thật sự đúng, phương pháp này liệu có hiệu quả và an toàn như chia sẻ.
  • Giun là loại ký sinh trùng sống ăn bám ở người, chủ yếu là ở ruột. Ở nước ta với tình trạng vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống như hiện nay, gần như ai cũng chứa giun trong bụng.
  • Các chuyên gia khuyến cáo rằng bà mẹ mang thai không nên bỏ qua việc kiểm tra răng miệng, bởi lẽ nhiễm khuẩn trong khoang miệng sẽ có thể gây ra một chuỗi những hiện tượng có thể dẫn tới đẻ non.
  • Khi nói đến hơi thở hôi, chắc chắn bạn sẽ nghĩ rằng do các thực phẩm có chứa một số loại gia vị gây mùi khó chịu... Tuy nhiên, đó chỉ là một trong số nguyên nhân gây hôi miệng.
  • Bộ Y tế cho biết qua kiểm tra, giám sát tại nhiều tỉnh, thành phố nước cấp từ một số trạm, nhà máy khu vực đô thị và nông thôn chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng nước về một số chỉ tiêu như clo dư, pH, độ đục, amoni, asen...
  • Cao răng được hình thành do vôi hoá các mảng bám hay mảng vi khuẩn. Các vi khuẩn trong miệng tích tụ lại, hình thành nên màng vi khuẩn hay mảng bám răng.
  • Phụ nữ ở độ trung niên là giai đoạn gắn liền với thời kỳ tiền mãn kinh, ở độ tuổi này sức đề kháng và khả năng hấp thu dinh dưỡng đã giảm nhiều, các chức năng của cơ thể cũng không còn hoạt động tốt như trước nên rất dễ mắc bệnh như: mỡ máu, đái tháo đường, tim mạch, loãng xương…
  • Đối với nam giới, đi tiểu ít thì dịch tiền liệt tuyến sẽ tích tụ và cô đặc ở đường niệu đạo.
  • Chào Mangyte, Tôi năm nay 25 tuổi, mới kết hôn và sinh cháu đầu lòng được hơn 1 năm. Tôi muốn đi khám phụ khoa để kiểm tra xem sức khỏe của mình như thế nào. Tối thấy Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin ( số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) có giới thiệu gói khám khá đảm bảo và chất lượng nhưng chưa biết giá cả thế nào. Mong BS cho tôi biết, giá khám ở đây bao nhiêu? Gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Vân - Thanh Hóa)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY