Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Hướng dẫn cách chăm sóc sau nhổ răng khôn để hạn chế đau, chảy máu và sưng tấy

Nhổ răng khôn thực sự là nỗi sợ hãi của nhiều người khiến họ e dè chẳng dám đến nha khoa để “tiễn biệt” chiếc răng thừa đầy phiền phức này. Vậy sau nhổ răng khôn có biện pháp nào rút ngắn thời gian phục hồi hay không?

Răng số 8 (răng khôn) là những chiếc răng cuối cùng xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành. nếu răng khôn mọc lệch sẽ ảnh hưởng đến những khu vực lân cận, bệnh nhân sẽ cần phải phẫu thuật để loại bỏ răng nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng hoặc các vấn đề tiềm ẩn xuất hiện trong tương lai.

Hầu hết các trường hợp phẫu thuật răng khôn có thể trở lại với sinh hoạt thường ngày sau 3-4 ngày hoặc kéo dài khoảng 1 tuần. mặt khác, việc chăm sóc vết thương cũng sẽ ảnh hưởng đến việc nhổ răng khôn bao lâu thì lành. bs lưu hà thanh - khoa răng - bệnh viện trung ương quân đội 108 đã hướng dẫn chăm sóc sau nhổ răng khôn đúng cách, giúp phục hồi vết thương hiệu quả:

1. Ngay sau khi nhổ răng

Bệnh nhân cần cắn chặt miếng gạc đã được đặt trong miệng và để giữ chúng ở đúng vị trí vừa thực hiện nhổ răng, có thể bỏ gạc sau một giờ nếu máu được kiểm soát.

Nếu vùng phẫu thuật vẫn tiếp tục chảy máu, hãy tiếp tục cắn một miếng gạc mới thêm 30 đến 45 phút để máu ngừng chảy hoàn toàn.

Bắt đầu súc miệng bằng nước muối sau 24 giờ sau kể từ khi phẫu thuật. Hãy chắc chắn rằng  chỉ súc miệng nhẹ nhàng. Nên thực hiện các lần súc miệng này 2-3 lần/ ngày, đặc biệt là sau khi ăn.

* Chảy máu

Sau phẫu thuật, một số trường hợp chảy máu sẽ xảy ra và không hiếm trường hợp chảy máu trong 24 - 48 giờ sau khi làm thủ thuật. vì vậy, máu thực sự là một ít máu trộn với nước bọt, đừng cảm thấy lo lắng về điều đó.

Nếu chảy máu quá nhiều vẫn tiếp tục:

- Hãy thử điều chỉnh lại vị trí miếng gạc đang cắn. Nó có thể không gây đủ áp lực lên vùng mới nhổ răng.

- Ngồi thẳng lưng và tránh các hoạt động thể chất.

- Dùng một túi nước đá liên tục trong một vài giờ để giảm sưng. Bệnh nhân có thể chườm 15 phút và nghỉ 15 phút. Không nên chườm đá liên tục vì có thể làm mặt bị bỏng lạnh.

- Nếu vẫn còn chảy máu, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có thể can thiệp kịp thời.

* Đau

Sau khi nhổ răng thì bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân thuốc giảm đau. bệnh nhân không cần quá lo lắng về việc bị đau sau khi hết thuốc tê.

Các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân về các cách để kiểm soát cơn đau, hãy đảm bảo rằng bạn làm theo đúng các bước này.

* Chế độ ăn

Ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt và không cần nhai nhiều như: bún, mỳ, cháo, súp… hoặc hãy cắt nhỏ thức ăn trước khi sử dụng.

Bệnh nhân cũng có thể sử dụng thêm sữa chua, nước hoa quả để bổ sung thêm vitamin cho cơ thể.

Trái ngược với tên gọi, những chiếc răng khôn thường mọc ở những vị trí oái ăm khiến chúng ta phải chịu những cơn đau nhức khôn cùng đến mức muốn đổ bệnh (Ảnh minh họa)

2. Ngày thứ 2 sau phẫu thuật

* Sưng tấy

Sưng tấy là hiện tượng hoàn toàn bình thường sau khi nhổ răng. hãy nhớ rằng tình trạng sưng tấy thường tồi tệ nhất trong 1 - 2 ngày đầu sau khi phẫu thuật.

Bệnh nhân có thể giảm thiểu sưng tấy bằng cách chườm lạnh (phủ khăn) lên má bên cạnh vùng phẫu thuật. áp dụng chườm 15 phút và nghỉ 15 phút trong 24 - 48 giờ đầu tiên. đồng thời đảm bảo uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. điều này sẽ giúp giảm đau và sưng tấy

* Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Tiếp tục súc miệng bằng nước muối thường xuyên, ít nhất 2-3 lần một ngày. Bắt đầu vệ sinh răng miệng bằng bàn chải như bình thường (nhớ chải nhẹ nhàng và không làm bất cứ điều gì gây đau).

Răng khôn được xem là chiếc răng phức tạp nhất do răng thường mọc lệch, mọc ngầm gây đau và khó khăn trong việc phẫu thuật. chính vì vậy việc nhổ bỏ và  chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng rất quan trọng. nếu sau khi nhổ răng có bất kỳ biến chứng nào hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại.


Nguồn: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Lần cập nhật cuối: 14:41 09/09/2022 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/huong-dan-cach-cham-soc-sau-nho-rang-khon-de-han-che-dau-chay-mau-va-sung-tay-n423841.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, đừng cố gắng đẩy chúng trở lại vào vị trí cũ mà hãy băng vết thương lại.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY