Tâm linh hôm nay

Lễ Vu lan - an vị tôn tượng Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Văn Thù tại Hà Tĩnh

Sáng 4.7.Kỷ Hợi (4/8/2019), tại chùa Yên Lạc, thôn Mỹ Châu, xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, trang nghiêm tổ chức lễ an vị tôn tượng Bồ Tát Phổ Hiền và Bồ Tát Văn Thù, tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu PL 2563 – DL 2019.

>>Tin tức Phật giáo mới nhất 

Tham dự chứng minh, chủ trì buổi lễ có Chư tôn đức BTS Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh: Đại đức Thích Hạnh Nhẫn – Phó ban kiêm Trưởng ban Hoằng pháp; Đại đức Thích Chánh Thành, Trưởng ban Văn hóa; Đại đức Thích Thiện Nhơn, Trưởng ban Trị sự Phật giáo huyện Thạch Hà, Đại dức Thích Minh Trạm, trụ trì chùa Khánh Lưu.

Đại diện chính quyền tham dự có, ông Nguyễn Văn Ngọc – Phòng nội vụ huyện Thạch Hà; Đại diện lãnh đạo xã Thạch Ngọc có ông Lê Thanh Hải, Bí thư Đảng ủy; ông Võ Tá Duy – Chủ tịch UBND; đại diện các Hội, đoàn phòng ban xã Thạch Ngọc, hơn 500 Phật tử nhân dân cùng về tham dự buổi lễ.

Trước lúc buổi lễ diễn ra, đạo tràng cung thỉnh Chư tôn đức quang lâm chánh điện niêm hương bạch Phật cử hành nghi thức sái tịnh, an vị tôn tượng Bồ Tát Phổ Hiền và Bồ Tát Văn Thù do đạo tràng Hiền Trí (Hà Nội) phát tâm cúng dường. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm đầy đủ và thành kính với sựu trợ niệm của đông đảo Phật tử đại chúng.

Tại buổi lễ Vu Lan báo hiếu lần đầu (2019) tại chùa Yên Lạc, đại diện đạo tràng Phật tử chùa Yên Lạc cung đối Chư tôn đức chứng minh dâng lời cảm niệm công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ bằng tất cả những tâm tình thiêng liêng cao quý nhất được bày tỏ trước toàn thể đại chúng.

Lễ Vu Lan báo hiếu được xuất phát từ thuyết về ngài Mục Kiền Liên. Ngài là người đại hiếu đã cứu mẹ của mình là bà Thanh Đề ra khỏi kiếp đọa đày ở địa ngục bằng cách y theo lời Phật dạy. Ngài đã thiết lễ Vu Lan, thỉnh chư Tăng cầu nguyện cho mẹ của mình và cũng nhờ thần lực đó các vong linh khác cũng được siêu thoát về cảnh giới an lành”.

Tại buổi lễ, những bông hoa hồng vàng được cài lên ngực áo của Chư tôn đức Tăng Ni tượng trưng cho sự thoát tục, giải thoát. Bông hồng màu đỏ dành cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời, bông hồng màu hồng cho những người còn mẹ mất cha và bông hồng trắng dành cho những người kém may mắn khi không còn cha và mẹ trên đời…

Đại đức Thích Thiện Nhơn có đạo từ chia sẻ cùng đại chúng về ý nghĩa lễ vu lan, theo đó, hiếu kính cha mẹ, phụng thờ tổ tiên ông bà, nối kết nghĩa cảm giữa người còn kẻ mất là một nét đẹp trong văn hóa dân tộc Việt Nam. Từ nhiều năm nay, Lễ Vu Lan đã không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng, mà đã trở thành lễ hội của văn hóa tình người. Vu Lan báo hiếu mang một ý nghĩa thật thiêng liêng cao cả, giúp cho con cái nghĩ nhớ đến công ơn cha mẹ, khơi dậy trong lòng họ một tinh thần báo hiếu đáng quý, đáng trân trọng.

Người con Phật nhận thức sâu sắc lời Phật, mùa Vu Lan về càng nỗ lực tinh tấn thực hành hạnh hiếu để báo đáp thâm ân của cha mẹ. Thờ kính cha mẹ đã trở thành một đạo lý sống của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là đạo lý sống của hàng Phật tử khi khẳng định đạo Phật là đạo hiếu.”

Trước khi kết thúc buổi lễ, Chư tôn đức Tăng Ni đã niêm hương, bạch Phật cùng quý Phật tử tụng bài Sám Vu Lan và cầu nguyện cho cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được phúc thọ tăng long, cầu nguyện cho cha mẹ quá vãng, các anh hùng, liệt sỹ sớm được sinh về cảnh giới lành.

Dịp này, đạo tràng Hiền Trí (Hà Nội) đã tác bạch phát tâm cúng dường trai tăng nhân mùa Vu lan báo hiếu.

Hồng Lam

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/le-vu-lan--an-vi-ton-tuong-bo-tat-pho-hien-bo-tat-van-thu-tai-ha-tinh-d36234.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) Theo quan niệm của người Việt Nam, tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn. Vậy tại sao lại có cách gọi này? Hãy cùng Lịch ngày tốt tìm về quá khứ để có được câu trả lời nhé.
  • (MangYTe) Năm nay, không phải ai cũng để ý Lễ Vu Lan 2018 là ngày nào theo lịch Dương và có những hoạt động gì trong ngày đó để họ có thể thể hiện lòng hiếu thảo của mình.
  • (MangYTe) Trong cuộc đời này, bất kể là từng yêu ai hay từng được ai yêu cũng không thể có thứ tình cảm nào lớn lao, mạnh mẽ và sâu sắc như tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. Tấm lòng ấy con cái hiểu rõ và để đáp lại 12 chòm sao hiếu thảo cũng có những hành động cực kì dễ thương dành cho đấng sinh thành của mình đấy. Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, hãy cũng xem qua nhé!
  • Lễ Vu Lan mang tính chất là ngày lễ báo hiếu - một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo.
  • Nói đến Vu-lan, ý người viết muốn nói về những kinh điển liên quan đến ý nghĩa Vu-lan, bao gồm những chú sớ, trước thuật của lịch đại Tổ sư đã dày công biên soạn và đã được xếp vào Đại Tạng cũng như Tục Tạng Kinh.
  • Phật dạy: Tột cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu./Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu. Ngày lễ Vu Lan, hãy cùng đọc những lời phật dạy về đạo hiếu để suy ngẫm.
  • Xem bói ngày sinh, dù có gặp đôi chút khó khăn trên đường đời, nhưng điều đó cũng không thể làm thui chột được ý chí vượt khó, vươn lên của bản mệnh. Bởi đứng đằng sau họ luôn có những vị thần sẵn sàng dang tay giúp đỡ khi cần thiết.
  • Tuy nhiên, chúng ta cần đặc biệt lưu ý là: lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phúc. Do hai lễ đó trùng trong ngày rằm tháng 7 nên nhiều người lầm tưởng rằng hai lễ đó là một.
  • Người Việt thường làm lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch và trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo và Rằm tháng 7. Nhưng cúng cô hồn vào giờ nào hợp lý thì không phải ai cũng biết.
  • Ở những người thầy áo trắng này, ngoài sự đồng cảm, yêu thương bệnh nhân thật sự, họ còn là những con người sống liêm khiết, trong sạch.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY