Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Liệu vitamin D có thực sự hỗ trợ điều trị Covid-19 hay không?

(MangYTe) - Các chuyên gia cho rằng chưa có đủ bằng chứng về việc vitamin D có thể giúp ngăn ngừa và điều trị Covid-19, nhưng bổ sung chúng là cần thiết vì cơ thể thường ít sản xuất chúng vào mùa lạnh.

Kể từ khi đại dịch covid-19 bùng nổ, nhiều ý kiến trái chiều về khả năng hỗ trợ điều trị bệnh của vitamin d. theo một đánh giá gần đây, hầu như không có đủ bằng chứng cho thấy uống vitamin d có thể ngăn ngừa hoặc điều trị covid-19.

Dù vậy nhưng các quan chức y tế tại vương quốc anh vẫn khuyến cáo người dân nên bổ sung chất dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch trong mùa đông, thời điểm mà virus dễ dàng phát triển hơn.

Bộ trưởng y tế đã đưa ra yêu cầu đánh giá nhanh về tác dụng của vitamin đối với việc điều trị covid-19 vào tháng 10. một nhóm các chuyên gia tại nhiều cơ quan chính phủ, bao gồm cả y tế công cộng anh, đã phân tích những nghiên cứu khoa học tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới.

Nhưng nhóm nghiên cứu do cơ quan nice dẫn đầu cho biết, không thể xác định mối quan hệ trực tiếp giữa vitamin d và covid-19 do thiếu các thử nghiệm chất lượng cao.

Một loạt các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một số lượng lớn bệnh nhân covid-19 không có đủ vitamin d trong cơ thể và những người có tình trạng nghiêm trọng thường bị thiếu hụt nhiều hơn.

dù không đủ bằng chứng về khả năng hỗ trợ điều trị covid-19 của vitamin d, nhưng việc bổ sung chúng vào mùa thu đông là cần thiết do cơ thể ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Nhưng các nhà khoa học cho đến nay vẫn chưa thể xác định được liệu sự thiếu hụt có khiến mọi người dễ bị nhiễm hoặc ảnh hưởng xấu hơn với covid-19, hay việc nhiễm virus khiến lượng vitamin d giảm xuống.

Nice vẫn đang khuyến khích người anh bổ sung 10 microgram vitamin d mỗi ngày trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 vì những lợi ích sức khỏe đã được chứng minh của nó đối với xương, cơ và hệ miễn dịch.

Các chuyên gia tin rằng mọi người có thể đã không tạo đủ vitamin d từ ánh sáng mặt trời trong năm nay do thời gian dài ở trong nhà vì hậu quả của đại dịch. việc bổ sung vitamin d cũng an toàn, sẵn có ở hầu hết các hiệu Thu*c, siêu thị với giá thành thấp.

Tiến sĩ paul chrisp, giám đốc trung tâm hướng dẫn tại nice, cho biết: “mặc dù không có đủ bằng chứng để khuyến nghị sử dụng vitamin d cho mục đích phòng ngừa hoặc điều trị covid-19 tại thời điểm này, nhưng chúng tôi khuyến khích mọi người làm theo lời khuyên của chính phủ về việc sử dụng chất bổ sung trong mùa thu đông.

Khi tiếp tục nghiên cứu về tác động của vitamin d đối với covid-19, chúng tôi vẫn đang theo dõi bằng chứng khi nó được công bố và sẽ xem xét và cập nhật hướng dẫn nếu cần thiết”.

Hai nhóm người nên bổ sung vitamin d quanh năm là người cao tuổi và những người có làn da sẫm màu vì họ dễ bị thiếu hụt hơn các nhóm người khác. người cao tuổi có xu hướng dành ít thời gian ở ngoài hơn mà cơ thể sản xuất vitamin d một cách tự nhiên khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. trong khi đó, người da đen và người dân tộc thiểu số có các loại da sẫm màu khó hấp thụ ánh sáng mặt trời hơn nên dễ bị thiếu vitamin d hơn.

Hương Giang (theo: dailymail)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (http://vietq.vn/lieu-vitamin-d-co-thuc-su-ho-tro-dieu-tri-covid-19-hay-khong-d182131.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY