Khoa học hôm nay

Loài động vật có biệt danh cỗ quan tài di động cũng phải vẫy tay chào thua trước sự bất cần của cầy mangut

Cầy mangut được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng một món quà như một vũ khí tối thượng giúp chúng kháng độc, bảo toàn mạng sống trước mọi loài rắn độc.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ở châu Phi, rắn mamba đen (Black Mamba) có thể xem là loài động vật thống lĩnh các đồng cỏ và đồi núi đá vùng Nam và Đông Phi bởi sở hữu nọc độc cực mạnh.

Đối với người dân châu Phi, rắn mamba đen là nỗi ám ảnh kinh hoàng bởi hàng loạt người chết vì bị nó cắn hàng năm. Người dân ở đây gọi vết cắn của rắn mamba là "the kiss of death" (nụ hôn thần chết) bởi nọc độc khủng khiếp của chúng có thể khiến tim của người trưởng thành ngừng đập chỉ trong khoảng 30 phút. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.

Để so sánh, nọc độc của rắn mamba đen gấp 3 lần hổ mang châu Phi (Cape Cobra), gấp 5 lần hổ mang chúa (King cobra) và gấp 40 lần hổ lục Gaboon (Gaboon viper). Có nghĩa chỉ với một cú đớp từ rắn mamba đen sẽ có lượng nọc độc đủ để giết chết 80 người cùng lúc, tương đương với 20 con voi châu Phi.

Trong tự nhiên, chỉ một nhát cắn của Mamba Đen cũng có thể kết liễu sinh mạng của con mồi trong vòng vài phút.

Cùng với tốc độ bò nhanh nhất thế giới từ 4,32 - 5,4 m/s (16 - 20 km/h), mamba đen gần như là Vua vùng đồng cỏ và đồi núi ở châu Phi.

Có tên là mamba đen, tuy nhiên màu da của chúng thật ra có màu olive, xám, xanh. Màu đen ở đây là chỉ sắc tố đen ở trong miệng loài rắn này. Kết hợp cùng cái đầu vuông vức hình chữ nhật, rắn mamba đen hay còn được gọi là "cỗ quan tài di động".

Trận chiến đấu sinh tử giữa rắn mamba đen và cầy mangut.

Chính vì quá hâm mộ những đặc điểm của loài rắn này, từ tốc độ đến nọc độc đều quá ấn tượng nên ngôi sao bóng rổ thế giới Kobe Bryant đã chọn biệt danh Black Mamba cho bản thân.

Cùng biệt danh Black Mamba, Kobe Bryant có thêm 2 lần đưa Lakers lên ngôi vô địch vào năm 2009 và 2010, anh cũng đồng thời nhận cả 2 danh hiệu Finals MVP.

Sau 17 năm gắn mình với Black Mamba, người ta vẫn mãi nhắc tới biệt danh này, nó song hành cùng Kobe Bryant với rất nhiều vinh quang, thành công và cùng với đó là sự tưởng nhớ!

Tuy nhiên, mẹ thiên nhiên cũng rất công bằng, không bao giờ để loài động vật nào có thể quá bá đạo, mãi "xưng hùng xưng bá" một phương được. Đó cũng là lý do loài động vật "bất cần đời" như cầy mangut được ra đời.

Đây là loài động vật có kích thước nhỏ, tương đương mèo nhà và thuộc động vật có vú.

Hầu hết các loài mangut đều có đầu nhỏ dài và dẹt và nhọn dần về phía mũi, hai tai ngắn và vành tai tròn. Vũ khí chiến đấu của loài mangut này là những bộ móng vuốt dài, nhọn kết hợp với bộ hàm chắc khỏe, cùng với sự nhanh trí và nhạy bén, khiến bất kể đối thủ nào cũng phải dè chừng.

Nhưng, điểm nổi trội có thể khiến cầy magut không phải ngại "va chạm" với rắn hổ mang nằm ở cơ chế kháng độc đặc biệt. Được bao bọc bởi những màng miễn dịch nọc độc, khiến những loài rắn độc của vùng đất châu phi cũng phải trở thành tâm điểm bữa ăn của chúng. Bên cạnh cơ thể tiết ra hệ miễn dịch với nọc độc thì chiêu thức tiếp cận và hạ sát con mồi một cách khôn khéo và tinh tế.

Khi tấn công rắn hổ mang, cầy mangut thường dựng đứng phần đuôi khiến con rắn độc bối rối. Cầy mangut, giống như nhiều loài săn rắn khác, sẽ cố cắn vào con rắn độc từ phía sau đầu.

Nếu loài lửng mật từng bất tỉnh khi bị rắn độc cắn, thì cầy mangut chỉ cần nghỉ ngơi một khoảng thời gian ngắn thì sức khỏe có thể hồi phục tốt và trở lại bình thường một cách nhanh chóng. Cơ chế hoạt động của loài cầy này không cố định, vì thời gian đi săn của chúng có thể diễn ra cả ngày lẫn đêm. Chúng khá siêng năng trong việc tìm kiếm thức ăn và thời gian đi săn mạnh nhất là vào lúc hoàng hôn đến nữa đêm.

1

Theo Qui Ánh/TNCK

Link bài gốc Lấy link

https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/loai-dong-vat-co-biet-danh-co-quan-tai-di-dong-cung-phai-vay-tay-chao-thua-truoc-su-bat-can-cua-cay-mangut-post329906.html#google_vignette

Theo Qui Ánh/TNCK

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/loai-dong-vat-co-biet-danh-co-quan-tai-di-dong-cung-phai-vay-tay-chao-thua-truoc-su-bat-can-cua-cay-mangut/20240414095018656)

Tin cùng nội dung

  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Sau 10 ngày tích cực điều trị bằng những phương Thu*c tốt nhất, bệnh nhi Vừ Mí Chá đã hoàn toàn khỏe mạnh trở về với gia đình. Trước đó, bệnh nhi bị rắn độc cắn gây rối loạn đông máu, khả năng Tu vong cao.
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Nếu bị rắn độc cắn bệnh nhân cần được sơ cứu ngay trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
  • Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa cho biết, 5 - 6 tuần gần đây liên tục tiếp nhận 20 ca nhập viện do bị rắn độc cắn.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY